Nhiễm trùng, sốc, đột tử vì tampon
Đó là câu chuyện về nữ sinh người Canada, Sara Manitoski qua đời vì hội chứng sốc độc trong khi đang đi học. Cái chết của cô gái trẻ 16 tuổi đã được chính thức xác nhận là kết quả của một chủng vi khuẩn có tên là tụ cầu vàng gây chết người.
Một người bạn của Sara nói rằng, một ngày trước khi qua đời, Sara đã liên tục phàn nàn về cơn đau bụng kinh, bữa tối cô chỉ ăn rất ít và đi ngủ sớm. Sáng hôm sau, mọi người thức dậy và phát hiện ra Sara đã tắt thở. Các giáo viên và nhân viên y tế có mặt ở đó đã cố gắng hồi sức tim phổi cho Sara nhưng đã quá muộn.
Hơn một năm sau khi Sara qua đời, thanh tra mới xác nhận triệu chứng của Saraa khớp với các biểu hiện của hội chứng sốc độc do chủng tụ cầu vàng trên băng vệ sinh tampon. Nguyên nhân tử vong là do Sara đã để băng vệ sinh quá thời gian mà không thay, khiến vi khuẩn có cơ hội phát triển.
Tại Việt Nam nhiều chị em phụ nữ cũng chọn loại này sử dụng. Chị Vũ Hoài Anh – Thanh Xuân, Hà Nội tâm sự, chị sử dụng tampon được hơn 1 năm thấy rất thích đi lại, du lịch rất tốt. Tuy nhiên, một thời gian dài chị bị viêm âm đạo liên tục đặt thuốc nhưng không khỏi và đến khi khám bác sĩ phát hiện bị nấm kèm theo vi khuẩn gram âm.
Từ đó, chị Hoài Anh phải chia tay những chiếc tampon, quay trở về sử dụng băng vệ sinh truyền thống mới trị dứt điểm được bệnh vùng kín.
Nguy cơ viêm nhiễm cao
Bác sĩ sản khoa Lê Thị Kim Dung – trung Tâm y tế lao động Thái Hàcho biết, tampon là một loại 'băng vệ sinh hiện đại', có hình dạng ống tròn và có kích thước phù hợp để đưa vào bên trong âm đạo.
Khác với các loại băng vệ sinh khác, tampon có khả năng thấm hút rất mạnh, không rò rỉ, giúp 'cô bé' luôn sạch sẽ và khô thoáng nên nhiều chị em thích.
Tuy nhiên, bác sĩ Dung cho biết tompon dùng sai có thể rước bệnh vào người. Bà đã từng tiếp nhận các trường hợp nhiễm trùng, viêm nhiễm có liên quan đến việc sử dụng tampon. Nhiều trường hợp có triệu chứng nhức đầu, chóng mặt, vùng kín sưng tấy, ngứa rát…
Bác sĩ Dung kể trường hợp của Nguyễn Thuỳ Tr., một sinh viên 21 tuổi đã bị rách màng trinh vì tampon. Theo Tr. khi nghe mấy bạn cùng lớp kháo nhau rằng, dùng tampon tiện lợi, nữ sinh đã mua dùng thử. Tay chân lóng ngóng cố nhét cho bằng được tampon vào trong âm đạo, sau đó, cô giật nẩy mình khi thấy đau nhói ở 'vùng kín'.
Cô đi khám mới bàng hoàng khi bác sĩ nói cô bị rách màng trình dù chưa có một lần quan hệ tình dục.
Bác sĩ Dung cho biết tai biến sốc độc tố được coi là tai nạn 'đặc trưng' có thể xảy ra khi sử dụng tampon. Hội chứng này rất hiếm gặp nhưng có thể gây nguy hiểm tới cả tính mạng.
Sốc chủ yếu do vi khuẩn có tên gọi Staphylococcus, tồn tại tự nhiên trong mũi, nách, bẹn hay âm đạo của khoảng 1/3 dân số khỏe mạnh. Một vài biến thể của loại vi khuẩn này đôi khi gây nên tình trạng nhiễm độc.
Khi sử dụng tampon lâu không thay, chất độc sinh ra ở âm đạo hoặc vết thương và từ đó thẩm thấu vào máu và với những người có vết xước vùng âm đạo hay sức đề kháng thấp thì có nguy cơ nhiễm độc rất cao.
Dù sốc nhiễm độc không phổ biến nhưng nó đã được các bác sĩ trên thế giới cảnh báo vì thế khi sử dụng tampon chị em cần chú ý thật kỹ, thay tampon thường xuyên hơn.
Bác sĩ Dung nhấn mạnh khi thấy các dấu hiệu nhức đầu, chóng mặt, nôn mửa, sốt cao, đau cơ, đau họng…cần đến cơ sở y tế ngay vì đó là biểu hiện của sốc độc tố do tampon gây ra.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!