Song Hye Kyo từng chứng kiến sự tan vỡ của bố mẹ, và khoa học đã chứng minh nó tác động không nhỏ tới chuyện tình cảm của cô

Nuôi dạy con - 03/29/2024

Theo như nghiên cứu khoa học, nếu tình cảm của bố mẹ không tốt hoặc đổ vỡ, con cái khi trưởng thành cũng gặp nhiều trắc trở trong chuyện tình cảm và hôn nhân.

Những ngày gần đây, nhiều người hâm mộ đã vô cùng hụt hẫng khi nghe tin 'cặp đôi thế kỷ' Song Joong Ki và Song Hye Kyo ly hôn. Theo Song Joong Ki, nguyên do ly hôn nằm ở việc cả anh và vợ đều phải trải qua một số biến đổi tâm lý hậu hôn nhân khiến hai người không điều chỉnh được.

Nhưng ngoài chuyện đó ra, nhiều nghiên cứu về tâm lý học còn cho thấy quá trình lớn lên của hai người cũng có thể là một trong những yếu tố dẫn đến kết cục này. Theo như nghiên cứu của ĐH Illinois (Mỹ), nếu bố mẹ chia tay hoặc ly thân khi con cái nằm trong khoảng 3 – 5 tuổi, đứa trẻ này sẽ lớn lên với nguy cơ cảm thấy thiếu an toàn trong các mối quan hệ, nhất là khi vấn đề đến từ người bố.

Song Hye Kyo từng chứng kiến sự tan vỡ của bố mẹ, và khoa học đã chứng minh nó tác động không nhỏ tới chuyện tình cảm của cô

Nhìn lại thực tế, tuy không có nhiều thông tin về gia đình của Song Joong Ki, nhưng Song Hye Kyo thường chia sẻ về gia đình chỉ bao gồm cô và mẹ mà vắng bóng hình ảnh của người cha. Được biết, bố và mẹ của nữ diễn viên đã chia tay khi cô còn rất nhỏ. Sau này, dù có người cha dượng yêu thương thì cô cũng khó tránh khỏi những mất mát thuở ấu thơ. Việc này có thể đã để lại một vết thương lòng trong Song Hye Kyo, khiến đường tình cảm của nữ diễn viên lắm trắc trở. Từ việc này, ta có thể thấy sự quan trọng của mối quan hệ giữa bố và mẹ trong sự phát triển tư duy, nhân cách và thế giới quan của những đứa trẻ. Cụ thể là:

Trẻ em bị ảnh hưởng thế nào khi có bố mẹ không hoà thuận

Song Hye Kyo từng chứng kiến sự tan vỡ của bố mẹ, và khoa học đã chứng minh nó tác động không nhỏ tới chuyện tình cảm của cô

Bố mẹ bất hoà ảnh hưởng đến con cái trong phương diện hôn nhân sau này và nhiều nguy cơ khác.

Căng thẳng kinh niên (Chronic Tension)

Theo trang Psycology Today, quan hệ của bố và mẹ để lại một dấu ấn tinh thần trên con trẻ mà sẽ không bao giờ phai đi. Việc tiếp thu bố mẹ của mình là một phần tự nhiên trong quá trình trưởng thành của trẻ. Vậy nên khi bố mẹ bất hoà, trẻ em cũng sẽ vô thức tiếp thu những điều tiêu cực này. Từ đó, thay vì cảm thấy an toàn và ấm áp khi ở cạnh bố mẹ, chúng sẽ cảm thấy căng thẳng. Nếu diễn ra trong thời gian dài, việc này có thể dẫn đến nhiều bệnh tâm lý như căng thẳng kinh niên, trầm cảm...

Sợ hãi sự gần gũi

Những đứa trẻ có bố mẹ không hạnh phúc thường gặp khó khăn trong việc thân cận với người khác. Sự gần gũi có thể khiến chúng nhớ lại về những ký ức không vui vẻ khi còn bé, nên chúng thường có xu hướng tránh né thân thiết với người khác vì sợ bị tổn thường. Thậm chí, ngay cả khi đã thân thuộc với ai đó, những đứa trẻ này vẫn thường cẩn trọng. Khi xảy ra mâu thuẫn với người thân yêu, chúng cũng thường chọn cách tránh né không giải quyết hoặc vô thức 'học theo' cách mà ba mẹ chúng đã làm.

Nhân cách không ổn định

Những căng thẳng trong cuộc sống gia đình sẽ lấy đi cảm giác an toàn và khiến trẻ em cảm thấy lạ lẫm, mâu thuẫn với chính con người và những khát khao bên trong của mình. Ví dụ đơn giản, bản năng của trẻ em hướng đến cảm giác được yêu thương, săn sóc, tuy nhiên khi chứng kiến bố mẹ bất hoà, chúng thường có xu hướng cự tuyệt sự gần gũi vì lo sợ chuyện như vậy sẽ xảy ra. Hai điều này về cơ bản đối nghịch với nhau, khiến cho trẻ em bối rối và không ổn định về nhân cách.

Vấn đề về tâm trạng

Những cặp bố mẹ bất hoà thường có con cái mắc những vấn đề nghiêm trọng về mặt tinh thần, ví dụ như chứng loạn tính khí (dysthymia), chứng bệnh trầm cảm u sầu. Những vấn đề này nếu không chữa trị, có thể dẫn đến các căn bệnh về nhân cách hoặc thậm chí là sự lợi dụng chất kích thích. Những đứa trẻ này có xu hướng tuyệt vọng, tiêu cực và không muốn suy nghĩ tích cực. Những cuộc hôn nhân không suôn sẻ thường khiến trẻ em trưởng thành trước tuổi và bỏ lỡ những tháng ngày vô tư.

Quan trọng không ở việc chia tay, mà là thái độ khi chia tay

Song Hye Kyo từng chứng kiến sự tan vỡ của bố mẹ, và khoa học đã chứng minh nó tác động không nhỏ tới chuyện tình cảm của cô

Chia tay trong hoà bình có thể tốt hơn sống chung không tình cảm.

Trang Psychology Today cũng cho hay, trong thực tế, việc bố mẹ ly hôn khi bất hoà có lẽ sẽ tốt hơn cho trẻ em thay vì cố gắng sống bên nhau mà không được vui vẻ. Ly hôn không nhất thiết phải ảnh hưởng tồi tệ đến trẻ em mà còn có thể được xem như một loại 'giải thoát' cho những người liên quan. Tuy nhiên, cách thức ly hôn, cách thức chia tay cũng rất quan trọng. Trong suốt quá trình nhận thấy bất hoà, các bậc phụ huynh nên tránh để con trẻ phải chứng kiến quá nhiều, và nếu có phải giải quyết trước mặt trẻ em thì cũng nên làm trong hoà bình, để trẻ em có thể học cách xử lý, giải quyết tình hình hiệu quả từ người lớn. Tuyệt đối tránh vũ lực tay chân, bắt nạt bằng lời nói, dùng từ ngữ khó nghe…

Source (Nguồn): Psychology Today, Business Insider

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!