Sống ở chung cư, cần đặc biệt lưu ý gì để đảm bảo vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường phòng, chống dịch COVID-19?

Thời sự - 04/25/2024

Sau khi cầm, nắm, tiếp xúc với các vật dụng có nguy cơ như: bảng điều khiển thang máy, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, tay vịn lan can... cần rửa tay sạch ngay.

Thực hành các hành vi có lợi cho sức khỏe

Ngày 25/5/2020, Cục Quản lý môi trường y tế đã xây dựng và trình Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 ban hành Quyết định hướng dẫn các biện pháp phòng, chống và đánh giá nguy cơ lây nhiễm dịch COVID-19 tại khu chung cư, khu tập thể, khu nhà/khu chung cư cho thuê… (gọi chung là khu chung cư).

Theo đó, đối với cư dân sống tại khu chung cư, hành vi có lợi cho sức khỏe đầu tiên được đề cập là thường xuyên rửa tay với xà phòng và nước sạch ít nhất trong thời gian 30 giây hoặc làm sạch tay bằng dung dịch sát khuẩn tay (dung dịch này phải chứa ít nhất 60% cồn hoặc các hoạt chất diệt khuẩn đã được Bộ Y tế cấp phép).

Có 9 thời điểm cần rửa tay sạch, đó là: ngay sau khi về nhà; sau khi ho, hắt hơi; sau khi cầm, nắm, tiếp xúc với các vật dụng có nguy cơ như cửa, tay nắm cửa, công tắc điện, bồn cầu…; sau khi đi vệ sinh; sau khi vệ sinh cho trẻ, người ốm; trước khi ăn; trước và sau khi chế biến thực phẩm; sau khi tiếp xúc với động vật, vật nuôi; khi bàn tay bẩn. Mỗi lần rửa tay phải đảm bảo ít nhất 30 giây. Hướng dẫn cũng nêu rõ quy trình 6 bước rửa tay.

Hoặc khi ho hoặc hắt hơi, cần che kín mũi, miệng bằng khuỷu tay áo, khăn vải hoặc khăn tay hoặc khăn giấy; giặt sạch khăn hoặc bỏ ngay khăn giấy vào thùng rác sau khi sử dụng; rửa sạch tay với xà phòng và nước sạch.

Cư dân tại khu chung cư cũng cần tránh đưa tay lên mắt, mũi, miệng; không khạc nhổ bừa bãi; súc miệng, súc họng bằng nước muối hoặc nước súc miệng thường xuyên; giữ ấm cơ thể, tập thể dục, ăn chín, uống chín và đảm bảo chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng; thay và giặt sạch quần áo đi làm đi chơi hoặc đến chỗ đông người ngay sau khi về nhà (nếu có thể)…

Để phòng, chống dịch COVID-19, người dân nói chung và cư dân khu chung cư nói riêng cần hạn chế ra khỏi nhà khi không cần thiết; hạn chế tiếp xúc với người có biểu hiện ho, sốt, khó thở; giữ khoảng cách tối thiểu và luôn đeo khẩu trang nếu phải tiếp xúc.

Lưu ý đặc biệt với cư dân chung cư

Đặc biệt, với cư dân khu chung cư khi sử dụng thang máy, thang bộ, các chuyên gia khuyến cáo cần lưu ý hạn chế chạm trực tiếp bề mặt thang hoặc tay vịn; rửa tay với nước sạch và xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn tay trước và sau khi sử dụng thang máy; giữ khoảng cách tối thiểu với người xung quanh theo quy định (theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ hoặc Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 hoặc các cơ quan có thẩm quyền), hạn chế nói chuyện; không khạc nhổ, vứt rác, khẩu trang bừa bãi ra môi trường.

Sống ở chung cư, cần đặc biệt lưu ý gì để đảm bảo vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường phòng, chống dịch COVID-19?

Khi thực hiện vệ sinh, khử khuẩn nhà cửa, cần sử dụng găng tay, đeo khẩu trang

Ngoài việc giữ vệ sinh cá nhân, đảm bảo vệ sinh môi trường nơi sinh sống cũng đóng vai trò quan trọng để phòng, chống dịch COVID-19.

Để vệ sinh nhà cửa đảm bảo, cần lau nền nhà bằng cách quét sạch nhà trước, sau đó dùng cây lau nhà lau toàn bộ sàn nhà bằng chất tẩy rửa thông thường theo nguyên tắc lau từ nơi sạch đến nơi bẩn, từ trong ra ngoài, từ trên xuống dưới.

Việc lau bề mặt vật dụng (đặc biệt là mặt bàn ghế, khung giường, tủ quần áo, tay nắm cửa và các vật dụng khác trong nhà,...) cũng rất quan trọng bởi đây là nơi trung gian có thể truyền virus (giọt bắn rơi xuống các bề mặt, con người lại dùng tay sờ lên các bề mặt và đưa tay lên mắt, mũi, miệng).

Sống ở chung cư, cần đặc biệt lưu ý gì để đảm bảo vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường phòng, chống dịch COVID-19?

Việc lau bề mặt vật dụng như tay nắm cửa cũng rất quan trọng

Để làm sạch nền nhà, cần dùng giẻ hoặc khăn lau thấm các chất tẩy rửa thông thường lau các bề mặt cần lau theo nguyên tắc từ chỗ sạch đến chỗ bẩn, từ trong ra ngoài, từ trên xuống dưới. Thời gian cách ly sau khi khử khuẩn ít nhất là 30 phút. Nếu nền nhà hoặc bề mặt vật dụng bẩn, cần làm sạch bề mặt bằng xà phòng và nước sạch trước khi khử khuẩn. Khi có khách đến nhà, nên khử khuẩn các đồ dùng, vật dụng ở những vị trí khách có tiếp xúc ngay khi khách rời đi (nếu có thể). Lưu ý, khi thực hiện vệ sinh, khử khuẩn nhà cửa, cần sử dụng găng tay, đeo khẩu trang. Cần thu gom rác thải sinh hoạt hàng ngày và đổ đúng nơi quy định.

Để đảm bảo thông thoáng không khí trong nhà, chuyên gia khuyến cáo các cư dân, hộ gia đình thường xuyên mở cửa ra vào và cửa sổ; sử dụng quạt, hạn chế sử dụng điều hòa…

Các chất tẩy rửa có thể dùng để lau bề mặt vật dụng

- Chai xịt tẩy rửa đa năng dùng sẵn.

- Pha dung dịch tẩy rửa bồn cầu gia dụng (chứa khoảng 5% sodium hypochlorite

theo tỷ lệ 10ml dung dịch tẩy rửa với 1 lít nước) .

- Các dung dịch khử khuẩn chứa 0,05% Clo hoạt tính (đảm bảo thời gian tiếp xúc trên bề mặt là 10 phút).

- Dung dịch khử khuẩn chứa 0,1% Clo hoạt tính (đảm bảo thời gian tiếp xúc trên bề mặt là 1 phút).

- Cồn 70%.

Việc lau các bề mặt cần lau theo nguyên tắc từ chỗ sạch đến chỗ bẩn, từ trong ra ngoài, từ trên xuống dưới. Thời gian cách ly sau khi khử khuẩn ít nhất là 30 phút.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!