Sốt xuất huyết mấy ngày thì khỏi?

Cần biết - 11/24/2024

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận gần 88.000 trường hợp mắc sốt xuất huyết, 6 trường hợp tử vong. Bệnh sốt xuất huyết bao lâu khỏi và cách phòng tránh căn bệnh này là câu hỏi được nhiều người quan tâm.

Sốt xuất huyết mấy ngày thì khỏi?

Ảnh minh họa

Nguyên nhân gây sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết Dengue là bệnh truyền nhiễm do virus Dengue gây nên. Có 4 týp virus Dengue là DEN-1, DEN-2, DEN-3 và DEN-4. Bệnh lây lan do muỗi vằn truyền virus từ người bệnh sang người lành.

Bệnh sốt xuất huyết có thể diễn biến từ nhẹ như sốt cao, đau cơ đến dạng nặng hơn như xuất huyết nội tạng, sốc do giảm huyết áp đột ngột và thậm chí là tử vong.

Sốt xuất huyết ngày thứ mấy thì nguy hiểm nhất?

Bệnh sốt xuất huyết kéo dài trong bao lâu và sốt xuất huyết ngày thứ mấy thì nguy hiểm nhất là câu hỏi chung của tất cả người bệnh. Thông thường, bệnh khởi phát đột ngột và kéo dài từ 7-10 ngày. Đặc biệt lưu ý ngày thứ 3-7 chính là giai đoạn nguy hiểm nhất của bệnh, có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Bệnh sốt xuất huyết diễn biến phức tạp từ nhẹ đến nặng qua các giai đoạn phổ biến sau:

Các giai đoạn của sốt xuất huyết

Thời kỳ ủ bệnh kéo dài từ 3-14 ngày, thường 4-7 ngày sau khi bị muỗi vằn mang virus dengue đốt. Tùy theo tuổi tác, cơ địa, khả năng miễn dịch... của mỗi người mà thời kỳ ủ bệnh có thể ngắn hoặc dài khác nhau. Trong giai đoạn này, rất khó phát hiện bệnh vì thường không có triệu chứng hoặc nếu có thì triệu chứng rất mờ nhạt.

Giai đoạn sốt:

Bệnh nhân sốt cao đột ngột, liên tục từ 2 – 7 ngày kèm theo các triệu chứng lâm sàng sau:

- Mệt mỏi, nhức đầu

- Đau nhức hai hốc mắt, đau khớp, đau cơ

- Buồn nôn, nôn, chán ăn, đau vùng thượng vị và tiêu chảy.

- Có các nốt xuất huyết dưới da, chảy máu chân răng hoặc chảy máu cam.

Giai đoạn nguy hiểm: thường vào ngày thứ 3 đến ngày thứ 7 của bệnh , bệnh nhân giảm sốt hoặc không còn sốt. Do đó nhiều trường hợp người bệnh hết sốt vào ngày thứ 5 và lầm tưởng đã khỏi bệnh; nhưng lưu ý rằng đây chính là giai đoạn nguy hiểm nhất của bệnh và có thể có các triệu chứng sau đây:

Xuất huyết dưới da:các nốt xuất huyết rải rác ở mặt trước hai cẳng chân và mặt trong hai cánh tay, bụng, đùi, mạng sườn

Xuất huyết niêm mạc với các biểu hiện chảy máu mũi, lợi và đi tiểu ra máu. Kinh nguyệt có thể kéo dài hoặc xuất hiện sớm hơn. Trường hợp nặng có thể dẫn đến xuất huyết nội tạng như tiêu hóa, não...

Thoát huyết tương do tăng tính thấm thành mạch dẫn đến tràn dịch màng phổi, mô kẽ, màng bụng gây căng da, phù nề mí mắt và gan to. Thoát huyết tương nhiều sẽ dẫn đến tình trạng sốc với biểu hiện vật vã, bứt rứt, li bì, lạnh đầu chi, tim nhanh và huyết áp giảm.

Một số trường hợp nặng có thể dẫn đến suy đa cơ quan như viêm gan, viêm não, viêm cơ tim.

Giai đoạn hồi phục:

Giai đoạn hồi phục thường xảy ra từ 1-2 ngày sau giai đoạn nguy hiểm. Giai đoạn này kéo dài khoảng từ 48-72 giờ.

Thể trạng của người bệnh tốt dần lên. Người bệnh hết sốt, thèm ăn và bắt đầu đi tiểu nhiều.

Bệnh nhân có thể có nhịp tim chậm và điện tâm đồ thay đổi. Đặc biệt lưu ý trong giai đoạn này nếu truyền dịch quá mức có thể gây phù phổi hoặc suy tim.

3. Làm thế nào để phòng ngừa và điều trị sốt xuất huyết?

Bệnh sốt xuất huyết không có thuốc điều trị đặc hiệu, chủ yếu là điều trị hỗ trợ, giảm nhẹ triệu chứng và ngăn ngừa các biến chứng.

Các biện pháp điều trị sốt xuất huyết bao gồm:

Nghỉ ngơi

Hạ sốt bằng Paracetamol. Trường hợp trẻ khó uống thuốc hoặc nôn trớ, nên chọn thuốc có hương cam hay dâu,vị ngọt

Tuyệt đối không dùng aspirin, ibuprofen vì đây là các thuốc kháng viêm không steriod, có tác dụng chống đông máu khiến tình trạng xuất huyết nghiêm trọng hơn.

Bù nước bằng cách uống nhiều nước, tốt nhất là oresol.

“Phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Với tình hình diễn biến phức tạp và nguy cơ bùng nổ thành dịch như hiện nay, để giảm thiểu nguy cơ mắc sốt xuất huyết cho bản thân và người nhà, bạn cần thực hiện các biện pháp sau:

- Ngủ trong màn, dùng tinh dầu hay kem bôi da đuổi muỗi

- Phun thuốc diệt muỗi trong nhà và môi trường xung quanh

Dọn dẹp nhà sạch sẽ, nhất là các vị trí như gầm bàn, gầm tủ để muỗi không có nơi trú ẩn.

Đậy kín các dụng cụ chứa nước như chum, vại, bể chứa để lăng quăng không có môi trường phát triển

Không nên cho trẻ vui chơi gần những nơi ao tù nước đọng, nhiều cây cối, đặc biệt là vào sáng sớm hoặc khi trời nhá nhem.

Phát quang bụi rậm xung quanh môi trường sống để tiêu diệt muỗi, lăng quăng.

Các dấu hiệu cảnh báo bệnh sốt xuất huyết trở nặng người bệnh cần lưu ý:

- Tự nhiên bồn chồn, kích thích vật vã hoặc li bì.

- Nôn tăng.

- Tự dưng kêu đau bụng hoặc tăng cảm giác đau.

- Tiểu ít số lần đi ít hơn, số lượng giảm hơn.

Bệnh sốt xuất huyết có vaccine phòng chống không?

Hiện chưa có vaccine tiêm phòng SXH. Các nhà khoa học đang nghiên cứu để sản xuất vaccine phòng căn bệnh này.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!