Sốt xuất huyết tăng gấp 3 lần đã có 6 trường hợp tử vong, cách giúp phòng tránh bệnh

Cần biết - 11/24/2024

Dịch sốt xuất huyết đang tăng nhanh ở rất nhiều tỉnh phía nam. Theo nhận định của Bộ trưởng Bộ Y tế dịch sốt xuất huyết sẽ tiếp tục lan rộng và tăng số ca mắc trong thời gian tới.

Sốt xuất huyết tăng gấp 3 lần đã có 6 trường hợp tử vong, cách giúp phòng tránh bệnh

6 tỉnh đã có người tử vong do sốt xuất huyết

Theo thống kê của Cục y tế dự phòng, Bộ Y tế từ đầu năm 2019 đến nay, cả nước ghi nhận trên 80.000 trường hợp mắc sốt xuất huyết, cao gấp 3 lần so với số mắc cùng kỳ 2018.

Tính tới thời điểm hiện nay đã ghi nhận có 6 trường hợp tử vong do sốt xuất huyết tại các tỉnh: Bình Phước, Bình Thuận, Khánh Hòa, Quảng Bình, Tiền Giang, TP Hồ Chí Minh.

Các tỉnh có số mắc trên 100.000 dân cao nhất cả nước gồm: Khánh Hòa (525,3), Đà Nẵng (323,5), TP. Hồ Chí Minh (261,1), Bình Định (253,5), Phú Yên (285,5), Bình Dương (213,9), Bà Rịa - Vũng Tàu (268,5), Ninh Thuận (137,7), Đồng Nai (171,1).

Những con số này dự kiến sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới.

Sốt xuất huyết tăng gấp 3 lần đã có 6 trường hợp tử vong, cách giúp phòng tránh bệnh

Diễn biến dịch sốt xuất huyết đang diễn biến tăng nhanh và phức tạp.

Trước những diễn biến phức tạp của dịch sốt xuất huyết, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến đã gửi công văn đề nghị UBND các cấp chỉ đạo triển khai mạnh mẽ hoạt động diệt bọ gậy trên địa bàn ngay trong tháng 7.

Tần suất diệt bọ gậy là 1 tuần/1 lần tại các khu vực có nguy cơ cao, 2 tuần/1 lần tại các khu vực có chỉ số muỗi, bọ gậy cao và 1 tháng/1 lần tại các khu vực còn lại.

Truyền thông về phòng chống sốt xuất huyết, tập trung thông tin tới người dân về các biện pháp diệt bọ gậy, mắc màn khi ngủ, chống muỗi đốt và phối hợp với cơ quan y tế phun hóa chất diệt muỗi tại các hộ gia đình.

Bộ trưởng yêu cầu ngành y tế tăng cường giám sát, nắm chắc các ổ dịch sốt xuất huyết hiện có và ổ dịch phát sinh để tổ chức phun hóa chất diệt muỗi trên diện rộng, xử lý tận gốc, không để dịch bùng phát, lan rộng, kéo dài; đồng thời, kiện toàn, duy trì hoạt động thường xuyên đội ngũ cộng tác viên phòng chống sốt xuất huyết.

Ngoài ra, Bộ trưởng cũng lưu ý các cơ sở khám, chữa bệnh tích cực điều trị bệnh nhân; hạn chế các trường hợp tử vong do sốt xuất huyết…

Tổ chức các lớp tập huấn cho cán bộ y tế dự phòng, cán bộ làm công tác điều trị và mạng lưới cộng tác viên về các nội dung hướng dẫn giám sát, phòng chống dịch, hướng dẫn chẩn đoán điều trị sốt xuất huyết.

Chủ động phòng sốt xuất huyết

Theo Cục y tế dự phòng đường lây truyền bệnh sốt xuất huyết là do muỗi truyền. Muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết là loại muỗi vằn nhỏ, đen, có chấm trắng ở chân, hút máu người, thường hoạt động vào ban ngày và chập tối.

Thường đậu ở quần áo treo trên tường, dây điện, lọ hoa. Thích đẻ trứng ở những nơi nước sạch như: Bể nước, chum vại…

Khi bị muỗi sốt xuất huyết đốt, sau thời gian ủ bệnh, bệnh nhân sẽ có triệu chứng: sốt cao đột ngột trên 38 độ C, kéo dài từ 2-7ngày; Đau đầu, đau mình mẩy, đau cơ, đau khớp; xuất huyết dưới da…

Khi gia đình có người mắc sốt, người dân cần lưu ý:

Cho bệnh nhân nghỉ ngơi tuyệt đối và nằm trong màn kể cả ban ngày

Hạ nhiệt bằng chườm lạnh.

Uống thuốc hạ sốt và cho bệnh nhân nhiều nước hoa quả.

Tốt nhất đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế để điều trị.

Người dân chủ động phòng dịch bằng cách.

Tổng vệ sinh ngoại cảnh, thu rọn rác phế thải, chú ý các loại phế thải có khả năng chứa nước mưa như lốp xe, hộp xà phòng, mảnh bát, chum vại….

Úp các dụng cụ nhỏ khi chưa dùng đến như,thùng xô,chậu.

Thay nước thường xuyên các lọ hoa.

Bể nước cần có nắp và luôn luôn đậy kín.

Thường xuyên thau bể nước 7 ngày một lần.

Khi ngủ cần phải mắc màn kể cả ban ngày.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!