STD: Cơ chế lây truyền, nhận diện và điều trị

Sức khỏe giới tính - 11/24/2024

Cả Chlamydia và lậu đều là bệnh nhiễm khuẩn thông qua quan hệ tình dục theo đường âm đạo, hậu môn, hay miệng.

Tại Mỹ, mỗi năm có khoảng 9 triệu thanh thiếu niên mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục (STD). Đáng sợ là hơn là một nửa trong số đó không hề biết mình mắc bệnh.

Dưới đây là những điều chúng mình cần biết để phòng tránh STD, mang lại sự an toàn cho bản thân và 'người ấy:

1. HPV bộ phận sinh dục

Mức phổ biến: 28-46% các XX trẻ có quan hệ tình dục mắc bệnh này.

Triệu chứng: Phần lớn không có triệu chứng gì. Tuy nhiên, một số chủng có thể gây ra mụn cóc ở bộ phận sinh dục nhưng không đau đớn; một số chủng có thể dẫn đến ung thư cổ tử cung.

Điều trị: Bác sỹ có thể xử lý loại bỏ các mụn cóc hoặc kê thuốc dạng kem bôi để mụn biến mất. Trên thị trường có loại vắc-xin ngừa HPV cho XX ở độ tuổi từ 9 đến 26 giúp ngăn chặn các chủng gây ung thư cổ tử cung.

2. HIV

Cơ chế lây truyền: Vi-rút lây truyền qua máu hoặc tinh dịch trong quá trình quan hệ tình dục theo đường âm đạo, hậu môn, hay miệng.

Mức phổ biến: 57% các ca nhiễm mới HIV là XX.

Triệu chứng: Triệu chứng nhiễm HIV có thể bị nhầm với triệu chứng nhiễm các bệnh khác. Cách duy nhất để biết chắc chắn mình có bị nhiễm bệnh hay không là làm xét nghiệm tìm ra vi-rút HIV.

Điều trị: Cho đến nay chưa có phương pháp điều trị HIV. Tuy nhiên, có một số loại thuốc mới giúp làm chậm quá trình phá hủy hệ miễn dịch giúp người bệnh sống khỏe mạnh và thọ hơn.

STD: Cơ chế lây truyền, nhận diện và điều trị

3. Chlamydia và lậu

Cơ chế lây truyền: Cả hai đều là bệnh nhiễm khuẩn thông qua quan hệ tình dục theo đường âm đạo, hậu môn, hay miệng.

Mức phổ biến: 5-10% thanh thiếu niên nhiễm chlamydia; 2.5% mắc bệnh lậu.

Triệu chứng: Phần lớn các trường hợp không có triệu chứng rõ ràng; một số trường hợp có thể bị ra dịch mủ hay ra máu giữa chu kỳ.

Điều trị: Điều trị bằng kháng sinh theo đơn kê của bác sỹ. Nếu không được điều trị kịp thời, cả hai bệnh này có thể phát triển lên thành viêm vùng chậu dẫn đến vô sinh, đau vùng chậu mãn tính.

4. Herpes sinh dục

Cơ chế lây truyền: Vi-rút lây truyền thông qua quan hệ tình dục đường âm đạo, hậu môn, hay miệng.

Mức phổ biến: Cứ 5 người Mỹ thì có 1 người mắc bệnh này; nhưng phần lớn mọi người không biết mình mắc bệnh.

Triệu chứng: Xuất hiện nhiều mụn và các vết loét ở bộ phận sinh dục; ngoài ra, có thể có các triệu chứng cúm như sốt và sưng hạch.

Điều trị: Không có cách chữa trị hoàn toàn hiệu quả đối với herpes. Tuy nhiên, có nhiều loại thuốc giúp làm giảm số lượng và độ nghiêm trọng của các mụn này. Ngoài ra, kiểm soát căng thẳng, tập thể dục thể thao, và ăn uống lành mạnh có thể giúp phòng và trị bệnh hiệu quả hơn.

5. Nhiễm trichomoniasis (viêm âm đạo)

Cơ chế lây truyền: Một ký sinh trùng đơn bào lây truyền thông qua quan hệ tình dục qua đường âm đạo.

Mức phổ biến: Dưới 1% người dân Mỹ mắc bệnh này; trong đó thanh thiếu niên chiếm ¼ số các ca nhiễm mới.

Triệu chứng: Có mùi hôi; dịch ra màu vàng, xanh, hoặc xám; ngứa; và đau khi đi tiểu.

Điều trị: Uống kháng sinh theo chỉ định của bác sỹ; đặc biệt 'đối phương' cũng cần được điều trị. Trong quá trình điều trị, dù các triệu chứng có biến mất thì vẫn phải tiếp tục uống hết thuốc đã được kê để đảm bảo khỏi bệnh hoàn toàn.

6. Bệnh rận mu (crabs)

Cơ chế lây truyền: Ký sinh trùng lông mu (rận) nhảy từ người này sang người khác thông qua tiếp xúc qua da hoặc quan hệ tình dục.

Mức phổ biến: Mỗi năm có khoảng 3 triệu người Mỹ mắc bệnh này.

Triệu chứng: Ngứa dữ dội ở khu vực có lông/tóc; đôi khi có thể quan sát thấy rận bám trên lông/tóc hoặc trên ga giường.

Điều trị: Sử dụng một loại dầu gội đặc trị theo chỉ định của bác sỹ; dùng lược có răng sắc phù hợp để chải trứng; giặt sạch quần áo và chăn ga gối bằng nước nóng và sấy khô.

Nguồn ảnh: Internet

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!