Sự đe dọa của thuốc lá đến thai nhi và trẻ nhỏ

Sống Khỏe - 09/21/2024

Tác hại của thuốc lá gây ra cho người hút không còn là điều xa lạ. Tuy nhiên, nếu người hút thuốc lá là bà mẹ mang thai hoặc đang cho con bú, sự tàn phá của thuốc lá còn lớn hơn nhiều. Dưới đây là những tổn hại thuốc lá có thể gây ra …

Tác hại của thuốc lá gây ra cho người hút không còn là điều xa lạ. Tuy nhiên, nếu người hút thuốc lá là bà mẹ mang thai hoặc đang cho con bú, sự tàn phá của thuốc lá còn lớn hơn nhiều. Dưới đây là những tổn hại thuốc lá có thể gây ra cho thai nhi và trẻ nhỏ khi người mẹ hút thuốc và biện pháp bỏ thuốc lá hữu hiệu cho các bà mẹ.

Điều gì sẽ xảy ra khi thai phụ hút thuốc?

Cuống rốn là sự sống của thai nhi. Máu sẽ theo đó cung cấp oxy và thức ăn nuôi sống bé. Mỗi một hơi thuốc lá mà người mẹ hút vào sẽ lập tức ảnh hưởng xấu đến đứa trẻ: khí CO (cacbon monoxit) sẽ thay thế oxy đi vào trong máu, dẫn đến việc khối lượng oxy mà thai nhi nhận được thông qua cuống rốn sẽ bị giảm. Thai nhi không thể cử động bình thường ít nhất một tiếng sau khi thai phụ hút thuốc.

Hút thuốc ảnh hưởng đến tình trạng nhau thai và làm giảm lượng dinh dưỡng cung cấp cho thai nhi thông qua nhau thai. Nicotin trong thuốc lá cũng làm giảm lượng máu chảy qua cuống rốn; do đó thai nhi rất khó nhận được oxy và dưỡng chất mà bé cần. Hút thuốc gây ảnh hưởng xấu đến phổi và não của thai nhi. Để chuẩn bị cho việc hít thở ở thế giới bên ngoài, thai nhi phải rèn luyện hoạt động cơ ngực nhưng nicotin sẽ làm suy giảm chuyển động hô hấp của bé.

Những chất độc hại trong khói thuốc sẽ đi qua phổi vào trong máu của thai phụ và tiếp xúc với thai nhi. Những chất độc này có nguồn gốc từ khói của những nhà máy sản xuất thuốc lá, chất độc tích trữ trong cơ thể người mẹ và từ việc hít khói từ thuốc lá lậu không rõ nguồn gốc (được biết đến như “cây thuốc phiện”). Hút bất kì loại thuốc lá nào cũng gây ảnh hưởng xấu đến thai phụ và thai nhi.

Đừng hút thuốc trong thời kỳ cho con bú

Nuôi con bằng sữa mẹ là khởi đầu tốt nhất cho bé. Sữa mẹ cung cấp tất cả những chất dinh dưỡng mà bé cần trong sáu tháng đầu và là một phần quan trọng trong khẩu phần của bé trong một năm đầu tiên. Sữa mẹ còn giúp bé tăng cường miễn dịch với nhiều loại bệnh khác nhau.

Nếu bạn nuôi con bằng sữa mẹ, bạn phải bỏ những thói quen xấu như hút thuốc và uống rượu bia. Nếu đang hút thuốc, tốt nhất đừng cho con bú. Những bà mẹ hút thuốc thường không có nhiều sữa. Những em bé có mẹ hút thuốc thường mắc phải những bệnh hô hấp có thể được phòng ngừa nhờ bú sữa mẹ. Việc ngừng hút thuốc sẽ giúp hạn chế nicotin từ thuốc lá vào cơ thể bé thông qua sữa mẹ và giúp bảo vệ sức khỏe cho bé.

Nếu việc bỏ thuốc lá quá khó khăn thì các bà mẹ vẫn có thể áp dụng các cách sau để giúp giảm tác hại của thuốc lá đến bé:

  • Trước khi hút thuốc, hãy cân nhắc xem liệu thuốc lá có tốt cho cơ thể mình hay không.
  • Cố gắng không hút thuốc trước hoặc trong quá trình cho con bú.
  • Cố gắng đừng hút thuốc gần bé, nếu có thể thì hãy hút thuốc bên ngoài. Nếu bạn không thể từ bỏ ngay việc hút thuốc thì cứ tiếp tục nỗ lực từ từ.

Bé bị gì khi hút thuốc thụ động?

Mỗi khi bạn, chồng/vợ bạn hoặc những thành viên khác trong gia đình hút thuốc gần bé, bé cũng sẽ hít những chất độc hại từ khói thuốc lá vào cơ thể. Đó là hút thuốc gián tiếp. Mặc dù khói thuốc thải ra trong không khí đã được pha loãng, nó vẫn mang theo nhiều chất độc hại. Phổi của trẻ em thường nhỏ và mỏng manh hơn của người lớn nên các bé sẽ dễ bị ảnh hưởng hơn.

Em bé và trẻ nhỏ hít phải khói thuốc lá thường có nguy cơ cao mắc nhiều bệnh nguy hiểm như:

  • SIDS (đột tử ở trẻ sơ sinh).
  • Những bệnh về hô hấp như viêm phế quản, viêm tiểu phế quản và viêm phổi.
  • Suy phổi.
  • Ho, đờm, khò khè và khó thở.
  • Triệu chứng hen suyễn thường xuyên và nặng hơn.
  • Viêm tai giữa gây mất thính lực ở trẻ.
  • Viêm màng não thường gây ra tử vong, bại não, điếc và tàn phế.

Trẻ em hít càng nhiều khói thuốc lá thì khả năng mắc các bệnh trên càng cao. Cách tốt nhất để bảo vệ bé là ngừng hút thuốc lá khi ở gần bé và nghiêm cấm hoàn toàn hành động hút thuốc trong nhà.

Làm thế nào để mẹ cai thuốc trong quá trình mang thai?

Thai phụ nên đến gặp bác sĩ, hộ sinh hay y tá để có thể tạo ra kế hoạch cai thuốc hiệu quả và khoa học nhất.

Sử dụng những sản phẩm thay thế nicotin

Khi mang thai và cho con bú, các bà mẹ nên từ bỏ thuốc lá mà không cần sự hỗ trợ của thuốc. Tuy nhiên, nếu cần đến sự trợ giúp của thuốc, các thai phụ có thể sử dụng những sản phẩm thay thế nicotin. Mặc dù những sản phẩm này an toàn hơn việc hút thuốc nhưng chúng vẫn chứa một lượng rất nhỏ nicotin nên chúng vẫn ít nhiều ảnh hưởng đến thai nhi. Bạn nên trao đổi về những lợi ích và tác hại của những sản phẩm này với dược sĩ hay bác sĩ trước khi dùng, và nên nói với bác sĩ rằng bạn đang mang thai. Phụ nữ mang thai và đang cho con bú không được sử dụng Zyban (bupropion) và Champix (varenicline) để cai thuốc.

Nếu có bất kì thắc mắc liên quan đến vấn đề này, bạn nên nhờ đến sự tư vấn của bác sĩ để được giải đáp những thắc mắc và được khám chữa bệnh kịp thời.

Những mẹo giúp bạn cai thuốc

Bên cạnh dùng phương pháp hỗ trợ, bạn có thể thực hiện thêm những mẹo dưới đây:

  • Tập thể dục;
  • Những bài tập nhẹ nhàng như bơi lội, đi bộ và yoga rất tốt cho bạn và chúng cũng không gây ảnh hưởng gì đến thai nhi (tuy nhiên hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi bắt đầu tập);
  • Nếu vợ/chồng hay thành viên nào trong gia đình bạn hút thuốc, khuyến khích họ cai thuốc hay chỉ hút bên ngoài;
  • Khi muốn hút thuốc, hãy ngay lập tức tìm việc gì đó để làm;
  • Hãy tận hưởng những gì bạn đáng được hưởng bằng số tiền tiềt kiệm được từ việc không mua thuốc để hút;
  • Khi cầm trong tay điếu thuốc bạn không nên bỏ cuộc, đừng hút dù chỉ là một hơi.

Nếu bạn lại thèm hút thuốc lá, bạn hãy thử những bài tập sau để bình tĩnh và giữ cho mình tỉnh táo:

  • Cố gắng trì hoãn vài phút để cơn thèm hút thuốc qua đi;
  • Hít thở chậm và sâu;
  • Tìm việc để làm: gọi điện cho bạn bè, nghe nhạc hay tập những động tác thể dục để chuẩn bị cơ thể khi sinh;
  • Nghỉ ngơi và uống từng ngụm nước một cách chậm rãi.

Hãy bỏ thuốc lá ngay để bảo vệ sức khỏe không chỉ của bạn mà còn của bé và người thân.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!