Sự quay đầu của thai nhi chuẩn bị cho cuộc vượt cạn sắp tới

Chăm Sóc Bé - 05/03/2024

Để chuẩn bị cho quá trình sinh nở, đến các tuần cuối của thai kỳ thai nhi sẽ quay đầu hướng xuống dưới. Đây là hiện tượng tự nhiên, nhưng cũng có nhiều trường hợp thai không chịu quay. Vì vậy, mẹ nên tìm hiểu các vấn đề liên quan đến sự quay đầu của thai nhi để có những chuẩn bị cũng như lựa chọn phương pháp sinh hợp lý.

Để chuẩn bị cho quá trình sinh nở, đến các tuần cuối của thai kỳ thai nhi sẽ quay đầu hướng xuống dưới. Đây là hiện tượng tự nhiên, nhưng cũng có nhiều trường hợp thai không chịu quay. Vì vậy, mẹ nên tìm hiểu các vấn đề liên quan đến sự quay đầu của thai nhi để có những chuẩn bị cũng như lựa chọn phương pháp sinh hợp lý.

Khi nào thai nhi quay đầu ngôi thuận?

Khi bắt đầu được hình thành trong bụng mẹ, thai nhi có tư thế quay đầu lên phía trên, đến lúc chuẩn bị chào đời bé sẽ quay đầu ngược lại để thuận lợi cho quá trình chui ra khỏi bụng mẹ. Thời điểm quay đầu tùy thuộc vào mỗi thai phụ.

Nếu mẹ mang thai con đầu lòng thông thường bé sẽ quay đầu vào khoảng tuần thứ 35 của thai kỳ.

Sự quay đầu của thai nhi chuẩn bị cho cuộc vượt cạn sắp tới

Thông thường, bé sẽ quay đầu vào khoảng tuần thứ 35 của thai kỳ.

Còn từ đứa con thứ hai trở đi, bé sẽ quay đầu vào tuần 36 đến 37 của thai kỳ.

Có nhiều trường hợp, bé sẽ quay đầu sớm hoặc muộn hơn các mốc này, thậm chí thai không chịu quay đầu theo ngôi thuận khiến nhiều mẹ lo lắng và ảnh hưởng đến quá trình vượt cạn sắp tới.

Thai nhi quay đầu như thế nào thì được gọi là ngôi thuận

Vị trí được xem là tốt nhất cho quá trình bé chui ra khỏi bụng mẹ là đầu hướng xuống và gáy quay về phía bụng của mẹ. Đây là hướng thuận lợi và thoải mái nhất để bé chui ra ngoài mà không bị cản trở của bất kì yếu tố nào, cũng như hạn chế các rủi ro có thể sảy ra.

Có một số bé tuy quay đúng chiều nhưng phần gáy lại quay về phía cột sống của mẹ, được gọi là ngôi sau. Vị trí này sẽ gây ra những nguy hiểm trong quá trình chuyển dạ như: gây vỡ ối, mẹ bị đau lưng dữ dội, chuyển dạ lâu, và phải sử dụng các thủ thuật lấy thai.

Ngoài ra, không ít trường hợp bé không quay đầu hoặc quay một nửa, sẽ khiến không thể lựa chọn phương pháp sinh thường mà cần phải sinh mổ để an toàn cho cả mẹ và bé.

Làm sao để thai nhi quay đầu theo ngôi thuận nhất

Mẹ hoàn toàn có thể dùng một vài tác động giúp ích cho quá trình quay đồi ngôi thuận của thai nhi như:

  • Hãy luôn để đầu gối thấp hơn hông, sử dụng các loại ghế có độ dốc về phía trước hoặc kê thêm một miếng đệm dưới mông.

  • Không nên ngồi nhiều, nếu phải làm việc ngồi văn phòng mẹ nên giải lao và đi lại quanh phòng.

  • Mẹ có thể bò khoảng 10 phút mỗi ngày.

  • Nằm nghiêng bên phải hoặc bên trái, thay vì nằm ngửa.

  • Tập thể dục nhẹ nhàng, với các bài tập hông bằng các cử động tay và chân.

  • Thường xuyên đi bộ thư giãn.

  • Có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, tránh căng thẳng và lo lắng quá nhiều.

Sự quay đầu của thai nhi chuẩn bị cho cuộc vượt cạn sắp tới

Một vài động tác thể dục nhẹ giúp ích cho quá trình quay đầu của thai nhi.

Nếu gần ngày sinh mà thai nhi vẫn chưa chịu quay đầu mẹ cũng không nên quá lo lắng hay cố ép sử dụng các biện pháp tác động lên thai nhi, điều này hoàn toàn không tốt cho thai và cuộc vượt cạn sắp tới. Mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ để lựa chọn phương pháp sinh mổ, giúp an toàn cho cả mẹ và con.

Như vậy, thời điểm tốt nhất để thai nhi quay đầu là trong khoảng từ tuần thứ 35 đến 37 của thai kỳ, tùy thuộc vào thai phụ cũng như em bé. Đây là hiện tượng thuận theo tự nhiên để quá trình sinh nở được thuận lợi và an toàn nhất cho cả hai mẹ con. Thông thường, nếu qua các biện pháp kiểm tra thấy thai nhi đã thuận ngôi thì mẹ có thể an tâm lựa chọn sinh con theo phương pháp đẻ thường.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!