Sự thật hành khách từ Trung Quốc về Việt Nam trốn kiểm tra sức khỏe

Thời sự - 11/24/2024

Trước thông tin một phụ nữ 38 tuổi sau khi hạ cánh chuyến bay từ Tân Sơn Nhất về Hải Phòng đã tự ý bỏ về, không kiểm tra sức khỏe, người nhà phụ nữ này đã chính thức lên tiếng.

Sự thật hành khách từ Trung Quốc về Việt Nam trốn kiểm tra sức khỏe

Ngày 30/1, trên mạng xã hội xuất hiện thông tin một người phụ nữ tên Cao Thị Thu Thủy (38 tuổi, trú tại 122 đường Nguyễn Công Trứ, phường Hàng Kênh, quận Lê Chân) cùng người thân đi trên chuyến bay của hãng hàng không Vietjet mang số hiệu VJ 286 xuất phát từ TP Hồ Chí Minh cất cánh lúc 00h30 – hạ cánh sân bay Cát Bi lúc 2h30 ngày 30/1 bị nghi ngờ viêm đường hô hấp cấp do chủng virus corona mới nhưng không hợp tác với nhân viên y tế, bỏ về, không thực hiện kiểm tra sức khỏe.

Cùng ngày, trên mạng xã hội tiếp tục xuất hiện thông tin được cho là do chị Cao Thị Thu Thủy đăng tải với nội dung: Chị cùng người thân bay chuyến VJ 286 - thời gian ghi trên vé là 21:15 ngày 29/01/2019, nhưng thực tế phải tới 00:45 ngày 30/01/2020 máy bay mới cất cánh. Trên chuyến bay đó, hành khách đều rất mệt mỏi, có người lả đi vì đói. Và đó cũng là lý do vì sao chị bị tụt huyết áp trên máy bay chứ hoàn toàn không có biểu hiện ho, sốt. Dù trên máy bay chị đã được bác sĩ bấm huyệt và đo nhiệt độ nhưng khi xuống sân bay chị lại bị đưa vào phòng bệnh cùng với một bệnh nhân khác. Trong phòng không có giường, không có chăn, cũng không có người chăm sóc. Gần 4h sáng, quá mệt mỏi nên chị và người nhà đã trở về nhà để nghỉ ngơi…

Trong sáng 31/1, PV Báo Gia đình & Xã hội đã liên hệ với gia đình chị Cao Thị Thu Thủy để xác minh rõ sự việc. Trao đổi với phóng viên, anh Tân (người đi cùng chuyến bay với chị gái) cho biết: Ngày 29 Tết (23/1), gia đình anh đi du lịch tại Sài Gòn và đặt vé khứ hồi bay về Hải Phòng đêm 29/1. Trong suốt thời gian này, anh và chị gái ở cùng người thân ở Sài Gòn chứ không hề sang thành phố Vũ Hán (tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc) - khu vực đang có đang có dịch virus corona.

Sự thật hành khách từ Trung Quốc về Việt Nam trốn kiểm tra sức khỏe

Cảng hàng không quốc tế Cát Bi. Ảnh: T.T

Theo anh Tân, sự việc bắt đầu từ việc hãng hàng không Vietjet delay nhiều giờ đồng hồ dẫn đến việc nhiều người trên chuyến may mệt mỏi, lả đi vì đói. Ngay khi lên chuyến bay muộn lúc hơn 12h đêm, anh đã gọi mì tôm cho chị Thủy ăn nhưng chờ rất lâu chưa có. Sau đó thấy chị Thủy có dấu hiệu bị tụt huyết áp, anh đã xin 1 cốc nước đường cho chị gái uống.

'Thấy chị gái tôi mệt, tiếp viên đã gọi hỗ trợ thì có một hành khách là bác sỹ trên chuyến bay đã đo huyết áp, nhiệt độ. Sau khi đo ban đầu không chính xác, đến lần thử lại thứ 2 thì nhiệt độ, nhịp tim, huyết áp của chị Thủy đã ổn định. Khi xuống sân bay, chị gái tôi được đưa vào phòng cấp cứu của sân bay nhưng nằm trên 2 ghế ghép lại và phủ chăn. Do quá mệt mỏi và thấy sức khỏe của chị Thủy không có vấn đề gì, không ho, sốt nên chúng tôi đã để lại số điện thoại, địa chỉ nhà rõ ràng rồi xin ra về. Mọi việc diễn ra cũng có camera của sân bay ghi lại',anh Tân nói.

Cũng theo anh Tân, sau khi thông tin về chị gái trở về từ Vũ Hán (Trung Quốc) nhưng đã bỏ trốn, không kiểm tra sức khỏe khiến cuộc sống gia đình anh bị xáo trộn. Hiện tại sức khỏe của chị Thủy, anh Tân cũng như các thành viên trong gia đình đều ổn định.

'Chúng tôi không ho, sốt hay có biểu hiện gì bất thường. Gia đình tôi cũng thực hiện phòng chống dịch, vệ sinh đúng quy trình. Hơn nữa, bố tôi là thầy thuốc nên mọi việc đều được thực hiện thận trọng, kỹ lưỡng. Tôi xin khẳng định lại thứ nhất là chị gái tôi không bỏ trốn vì chúng tôi đã cung cấp số điện thoại, địa chỉ nhà rất cụ thể trước khi về. Thứ 2 là sức khỏe của chị gái tôi hoàn toàn bình thường và đề nghị lực lượng chức năng, cơ quan chuyên môn đến nhà kiểm tra trực tiếp', anh Tân chia sẻ thêm.

Sự thật hành khách từ Trung Quốc về Việt Nam trốn kiểm tra sức khỏe

Hai mẹ con nghi nhiễm virus corona trên cùng chuyến bay nói trên hiện đang điều trị cách ly tại khoa Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Việt Tiệp).

Liên quan đến sự việc trên, trao đổi với chúng tôi, đại diện truyền thông của Hãng hàng không VietJet Air cho biết: 'Việc ngày Tết lưu lượng động nên tàu bay bị tắc dẫn đến chậm vài tiếng là chuyện bình thường. Còn về phản ánh phòng cấp cứu ở sân bay thì đó là khu nhà ga thuộc quản lý của đơn vị khác chứ không thuộc chức trách của VietJet. Tuy nhiên chúng tôi sẽ xác minh, kiểm tra lại cũng như xem xét quy trình cung cấp thông tin của hành khách'.

Con theo đại diện tổ kiểm soát y tế tại Cảng hàng không Cát Bi, gia đình chị Cao Thi Thu Thủy đã hợp tác với cơ quan chức năng để làm rõ sức khỏe của chị. Nhiều khả năng chị bị bệnh huyết áp, không sốt.

Trao đổi nhanh với PV Báo Gia đình & Xã hội, BSCKII Phạm Thị Thành - Giám đốc Trung tâm y tế quận Lê Chân xác nhận, chiều qua 30/1, Trung tâm đã cử các bác sĩ đến tận nhà riêng của chị Cao Thị Thu Thủy và làm các thủ tục thăm khám cần thiết cho chị Thủy. Kết quả, chị Cao Thị Thu Thủy thân nhiệt bình thường, không bị sốt, không có những dấu hiệu nghi ngờ viêm đường hô hấp cấp do chủng virus corona mới.

Minh Lý

Luật phòng chống bệnh truyền nhiễm

Điều 4. Nguyên tắc phòng, chống bệnh truyền nhiễm

1. Lấy phòng bệnh là chính trong đó thông tin, giáo dục, truyền thông, giám sát bệnh truyền nhiễm là biện pháp chủ yếu. Kết hợp các biện pháp chuyên môn kỹ thuật y tế với các biện pháp xã hội, hành chính trong phòng, chống bệnh truyền nhiễm.

2. Thực hiện việc phối hợp liên ngành và huy động xã hội trong phòng, chống bệnh truyền nhiễm; lồng ghép các hoạt động phòng, chống bệnh truyền nhiễm vào các chương trình phát triển kinh tế - xã hội.

3. Công khai, chính xác, kịp thời thông tin về dịch.

4. Chủ động, tích cực, kịp thời, triệt để trong hoạt động phòng, chống dịch.

Điều 8. Những hành vi bị nghiêm cấm

1. Cố ý làm lây lan tác nhân gây bệnh truyền nhiễm.

2. Người mắc bệnh truyền nhiễm, người bị nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm và người mang mầm bệnh truyền nhiễm làm các công việc dễ lây truyền tác nhân gây bệnh truyền nhiễm theo quy định của pháp luật.

3. Che giấu, không khai báo hoặc khai báo không kịp thời các trường hợp mắc bệnh truyền nhiễm theo quy định của pháp luật.

4. Cố ý khai báo, thông tin sai sự thật về bệnh truyền nhiễm.

5. Phân biệt đối xử và đưa hình ảnh, thông tin tiêu cực về người mắc bệnh truyền nhiễm.

6. Không triển khai hoặc triển khai không kịp thời các biện pháp phòng, chống bệnh truyền nhiễm theo quy định của Luật này.

7. Không chấp hành các biện pháp phòng, chống bệnh truyền nhiễm theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!