Sức khỏe

Kĩ thuật y tế A-Z - 11/24/2024

Tên kĩ thuật y tế: Xét nghiệm nồng độ Creatin Phosphatkinase [CPK] và các đồng enzyme (Creatin kinase, CK, CPK) Bộ phận cơ thể/Mẫu thử: Máu

Tên kĩ thuật y tế: Xét nghiệm nồng độ Creatin Phosphatkinase [CPK] và các đồng enzyme (Creatin kinase, CK, CPK)
Bộ phận cơ thể/Mẫu thử: Máu

Tìm hiểu chung

Tìm hiểu chung

Xét nghiệm sinh hóa creatinin là gì?

Xét nghiệm sinh hóa creatinin là xét nghiệm nhằm chẩn đoán các tổn thương liên quan đến tim. Creatine Phosphatkinase (CPK) được tìm thấy chủ yếu ở cơ tim, cơ xương và não. Nồng độ CPK huyết thanh sẽ tăng lên khi những cơ hoặc tế bào thần kinh này bị tổn thương. Nồng độ CK có thể tăng trong vòng 6 giờ sau tổn thương. Nếu tổn thương không xảy ra liên tục, nồng độ CK đạt đỉnh điểm sau 18 giờ sau chấn thương và trở lại bình thường trong vòng 2 – 3 ngày.

CK là enzyme tim mạch chính được nghiên cứu ở những bệnh nhân bị bệnh về tim. Để xét nghiệm đặc hiệu các tổn thương cơ tim, ba đồng enzyme của CK thường được xét nghiệm, bao gồm: CK-BB (CK1), CK-MB (CK2), CK-MM (CK3). Nhờ vào các đặc tính về chuyển hoá của các enzyme này mà bác sĩ có thể hiểu rõ về thời gian, mức độ và hướng chữa trị cho nhồi máu cơ tim.

Khi nào bạn nên thực hiện xét nghiệm sinh hóa creatinin?

Xét nghiệm này được tiến hành để hỗ trợ chẩn đoán chấn thương cơ tim (nhồi máu cơ tim). Xét nghiệm cũng có thể chỉ ra các bệnh lý về thần kinh hoặc cơ xương.

Khi nồng độ CPK cao, nó thường có ý nghĩa rằng mô cơ vân, cơ tim hoặc mô não đang bị tổn thương hay stress. Xác định loại CPK chuyên biệt có thể giúp bác sĩ của bạn xác định chính xác loại mô tổn thương.

Bác sĩ sẽ đề nghị xét nghiệm này trong các trường hợp bác sĩ cần:

  • Chẩn đoán nhồi máu cơ tim;
  • Đánh giá cơn đau ngực;
  • Xác định mức độ tổn thương cơ;
  • Xác định viêm da cơ, viêm đa cơ, và các bệnh về cơ khác;
  • Phân biệt giữa tăng thân nhiệt ác tính và một nhiễm trùng hậu phẫu.

Điều cần thận trọng

Điều cần thận trọng

Bạn nên biết những gì trước khi thực hiện xét nghiệm sinh hóa creatinin?

Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm gồm:

  • Tiêm bắp có thể khiến nồng độ CPK tăng.
  • Tập thể dục quá sức và phẫu thuật gần đây có thể gây tăng nồng độ.
  • Những người có khối lượng cơ lớn sẽ có nồng độ CPK cao hơn những người khác, do đó, nam giới có nống độ CPK cao hơn nữ giới.
  • Mang thai thời kỳ sớm có thể gây giảm nồng độ.
  • Những loại thuốc có thể làm tăng nồng độ gồm: rượu, amphotericin B, ampicillin, một số thuốc gây mê, thuốc chống đông máu, aspirin, captopril, colchicine, dexamethasone, fibrate, furosemide, lidocaine, lithium, morphine, propranolol, statin, và succinylcholine.

Bác sĩ của bạn có thể thực hiện những xét nghiệm khác để tìm ra tình trạng nhồi máu cơ tim hay chấn thương cơ của bạn. Nếu bạn bị nhồi máu cơ tim, bác sĩ của bạn có thể đo nồng độ troponin trong máu của bạn. Đây là một loại protein khác được tìm thấy trong cơ tim của bạn. Hiện nay, xét nghiệm troponin đã thay thế CPK trong chẩn đoán nhồi máu cơ tim. Điều này là do xét nghiệm troponin máu có độ nhạy và độ đặc hiệu cao hơn.

Những xét nghiệm máu khác và đo ECG cũng có thể được bác sĩ chỉ định.

Bởi vì CPK có thể tăng nếu bạn có vấn đề về tuyến giáp, lạm dụng rượu, hay suy thận, bác sĩ cũng có thể thực hiện những xét nghiệm khác để tìm những rối loạn này của bạn.

Trước khi tiến hành kỹ thuật y tế này, bạn nên hiểu rõ các cảnh báo và lưu ý. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để có thêm thông tin và hướng dẫn cụ thể.

Quy trình thực hiện

Quy trình thực hiện

Bạn nên chuẩn bị gì trước khi thực hiện xét nghiệm sinh hóa creatinin?

Bác sĩ sẽ giải thích quy trình xét nghiệm cho bạn. Bác sĩ sẽ thảo luận với bạn lý do và sự cần thiết của việc chọc tĩnh mạch lấy máu thường xuyên để chẩn đoán nhồi máu cơ tim.

Bạn không cần kiêng cử đồ ăn hoặc thức uống khi trước khi thực hiện xét nghiệm.

Quy trình thực hiện xét nghiệm sinh hóa creatinin như thế nào?

Bác sĩ thu thập mẫu máu trong một ống có đầu đỏ. Việc này thường được thực hiện mỗi ngày trong vòng 3 ngày và sau đó là mỗi tuần một lần.

Bác sĩ sẽ đổi các khu vực chọc tĩnh mạch lấy máu. Khi đó, bạn nên hợp tác để tránh tán huyết.

Bạn nên ghi lại thời gian và ngày tháng khi thực hiện tiêm bắp.

Bạn nên ghi lại thời gian và ngày chính xác lúc lấy máu trong phiếu xét nghiệm. Việc này sẽ hỗ trợ trong việc giải thích các mô hình thời gian tăng giảm enzyme.

Bạn nên làm gì sau khi thực hiện xét nghiệm sinh hóa creatinin?

Bạn nên băng và ép vùng tĩnh mạch lấy máu giúp cầm máu.

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về quy trình thực hiện, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn và giải đáp.

Hướng dẫn đọc kết quả

Hướng dẫn đọc kết quả

Kết quả của bạn có ý nghĩa gì?

Kết quả bình thường:

Tổng CPK:

  • Nam trưởng thành/lớn tuổi: 55-170 đơn vị/L hoặc 55-170 đơn vị/L (đơn vị SI).
  • Nữ trưởng thành/lớn tuổi: 30-135 đơn vị/L hoặc 30-135 đơn vị/L (đơn vị SI).
  • (các giá trị cao hơn sau khi tập thể dục).
  • Trẻ sơ sinh: 68-580 đơn vị/L (đơn vị SI).

Các đồng enzyme khác:

  • CK-MM: 100%
  • CK-MB: 0%
  • CK-BB: 0%

Kết quả bất thường:

  • Tăng nồng độ tổng CK: bệnh hoặc chấn thương ảnh hưởng đến cơ tim, cơ xương và não.
  • Tăng nồng độ CK-BB isoenzyme: bệnh ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương, ung thư tuyến (đặc biệt là ngực và phổi), nhồi máu phổi.
  • Tăng nồng độ CK-MB isoenzyme: nhồi máu cơ tim cấp tính, phẫu thuật phình động mạch tim, khử rung tim, sưng cơ tim, loạn nhịp tâm thất, thiếu máu cơ tim cục bộ.
  • Tăng nồng độ CK-MM isoenzyme: tiêu cơ vân, loạn dưỡng cơ bắp, viêm cơ, phẫu thuật gần đây, điện cơ, tiêm bắp, vết thương do bị đè, cuồng sảng rượu cấp, tăng thân nhiệt ác tính, co giật gần đây, liệu pháp co giật điện, sốc, hạ kali máu, giảm năng tuyến giáp, chấn thương.

Khoảng giá trị bình thường của kỹ thuật y tế này có thể không thống nhất tùy thuộc vào cơ sở thực hiện xét nghiệm mà bạn chọn. Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ nếu bạn có bất cứ câu hỏi nào về kết quả xét nghiệm.

Hello Health Group không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!