Sức khỏe

Kĩ thuật y tế A-Z - 04/30/2024

Tên kĩ thuật y tế: Xét nghiệm nồng độ các yếu tố đông máu (Xét nghiệm yếu tố đông máu) Bộ phận cơ thể/Mẫu thử: Máu

Tên kĩ thuật y tế:Xét nghiệm nồng độ các yếu tố đông máu (Xét nghiệm yếu tố đông máu)

Bộ phận cơ thể/Mẫu thử:Máu

Tìm hiểu chung

Tìm hiểu chung

Xét nghiệm yếu tố đông máu là gì?

Xét nghiệm yếu tố đông máu sẽ giúp bác sĩ đánh giá xem khả năng đông máu của cơ thể như thế nào và quá trình đông máu này kéo dài trong thời gian bao lâu.

Quá trình đông máu sẽ bảo vệ cơ thể bạn khỏi việc chảy máu quá nhiều khi cơ thể bạn bị thương, ví dụ như là bị dao cắt vào tay. Tuy nhiên, nếu trong mạch máu bình thường mà xuất hiện cục máu đông, thì đó cũng là một điều rất nguy hiểm, vì nó có thể làm chặn dòng máu đến nuôi tim, phổi não và gây ra nhồi máu cơ tim hay đột quỵ

Nhờ xét nghiệm nồng độ các yếu tố đông máu, bác sĩ sẽ biết được bạn có nguy cơ bị chảy máu quá nhiều khi bị thương hay không hoặc có nguy cơ cao bị đột quỵ hay nhồi máu cơ tim không.

Khi nào bạn nên thực hiện xét nghiệm yếu tố đông máu?

Bác sĩ sẽ chỉ định xét nghiệm yếu tố đông máu khi bạn nằm trong những trường hợp sau đây.

Bác sĩ cần tìm nguyên nhân bạn bị chảy máu không cầm được hoặc là những vết bầm xuất hiện bất thường trên cơ thể.

Khi bạn dùng thuốc warfarin, xét nghiệm được dùng để xem liều thuốc đã phù hợp chưa.

Dùng để chẩn đoán một số bệnh di truyền như hemophilia.

Kiểm tra xem bạn có thiếu vitamin K hay không. Vitamin K là một chất cần thiết để tạo ra yếu tố đông máu.

Xét nghiệm trước khi phẫu thuật để xem bạn có đủ tiêu chuẩn để thực hiện phẫu thuật không.

Kiểm tra gan có còn hoạt động tốt không. Vì gan là nơi tạo ra các yếu tố đông máu.

Xem thử cơ thể có tạo ra quá nhiều máu đông đến nỗi có nguy cơ gây ra các bệnh về nhồi máu cơ tim hay đột quỵ không.

Điều cần thận trọng

Điều cần thận trọng

Bạn nên biết những gì trước khi thực hiện xét nghiệm yếu tố đông máu?

Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm bao gồm:

  • Nhiều loại protein nhạy cảm với nhiệt, và nồng độ sẽ giảm nếu mẫu xét nghiệm được giữ ở nhiệt độ phòng.
  • Mang thai hoặc sử dụng thuốc tránh thai có thể làm tăng nồng độ các yếu tố này, nhất là yếu tố VIII và IX.
  • Nhiều yếu tố đông máu có thể sẽ tăng khi cơ thể đang trong tình trạng căng thẳng hay viêm nhiễm làm sai lệch kết quả xét nghiệm.

Trước khi tiến hành xét nghiệm, bạn nên hiểu rõ các cảnh báo và lưu ý. Nếu bạn có bất cứ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để có thêm thông tin và hướng dẫn cụ thể.

Quy trình thực hiện

Quy trình thực hiện

Bạn nên chuẩn bị gì trước khi thực hiện xét nghiệm yếu tố đông máu?

Bạn không cần phải kiêng cữ hay chuẩn bị gì đặc biệt trước khi thực hiện xét nghiệm này.

Có một số loại thuốc làm thay đổi kết quả xét nghiệm, bạn phải báo cho bác sĩ biết mọi loại thuốc kê toa hay không kê toa bạn đang uống, kể cả thực phẩm bổ sung và thuốc nam.

Ngày đi thực hiện xét nghiệm bạn nên mặc áo tay ngắn để điều dưỡng dễ lấy máu.

Quy trình thực hiện xét nghiệm yếu tố đông máu như thế nào?

Khi thực hiện xét nghiệm yếu tố đông máu, chuyên viên y tế lấy máu sẽ:

  • Quấn một dải băng quanh tay để ngưng máu lưu thông;
  • Sát trùng chỗ tiêm bằng cồn;
  • Tiêm kim vào tĩnh mạch. Có thể tiêm nhiều hơn 1 lần nếu cần thiết;
  • Gắn một cái ống để máu chảy ra;
  • Tháo dải băng quanh tay sau khi lấy đủ máu;
  • Thoa miếng gạc băng hay bông gòn lên chỗ vừa tiêm;
  • Dán băng cá nhân lên chỗ vừa tiêm.

Bạn nên làm gì sau khi thực hiện xét nghiệm yếu tố đông máu?

Bác sĩ, điều dưỡng hoặc y tá sẽ thực hiện lấy máu nhằm xét nghiệm cholesterol và triglyceride. Mức độ đau của bạn phụ thuộc vào kỹ năng lấy máu của điều dưỡng, tình trạng tĩnh mạch của bạn và mức độ nhạy cảm của bạn với cơn đau.

Sau khi lấy máu, bạn cần băng và ép nhẹ lên da để giúp cầm máu. Bạn có thể trở lại hoạt động bình thường sau xét nghiệm.

Nếu bạn có bất cứ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn và giải đáp.

Hướng dẫn đọc kết quả

Hướng dẫn đọc kết quả

Kết quả của bạn có ý nghĩa gì?

Kết quả bình thường

Yếu tố Chỉ số bình thường (% nồng độ so với nồng độ bình thường)

II 80-120

V 50-150

VII 65-140

VIII 55-145

IX 60-140

X 45-155

XI 65-135

XII 50-150

Kết quả bất thường

Yếu tố Tăng (quá mức) Giảm (thiếu)

I (Fibrinogen)

 

Phản ứng viêm cấp tính

Chấn thương

Tim hình vành

Hút thuốc lá

Bệnh gan (viêm gan hoặc xơ gan)

DIC

Khuyết tật bẩm sinh

 

II (Prothrombin)

 

Không có bệnh nào thường gặp Thiếu vitamin K

Bệnh gan

Khuyết tật bẩm sinh

Uống warfarin

 

V (Procaccelerin)

 

Không có bệnh nào thường gặp Bệnh gan

DIC

Phân hủy fibrin

 

VII (Proconvertin [yếu tố ổn định])

 

Không có bệnh nào thường gặp Thiếu vitamin K

Bệnh gan

Khuyết tật bẩm sinh

Uống warfarin

 

VIII (yếu tố chống máu không đông)

 

Phản ứng viêm cấp tính

Chấn thương/Căng thẳng

Mang thai

Sử dụng thuốc tránh thai

 

Khuyết tật bẩm sinh (ví dụ: dễ chảy máu loại A)

DIC

 

von Willebrand

 

Không có bệnh nào thường gặp Khuyết tật bẩm sinh (ví dụ: bệnh von Willebrand)

Một số rối loạn tăng sinh tủy xương

 

IX (yếu tố Christmas)

 

Không có bệnh nào thường gặp

 

Khuyết tật bẩm sinh (ví dụ: dễ chảy máu loại B)

Bệnh gan

Hội chứng thận hư

Uống Warfarin

DIC

Thiếu vitamin K

 

X (yếu tố Stuart)

 

Không có bệnh nào thường gặp

 

Thiếu vitamin K

Bệnh gan

Khuyết tật bẩm sinh

Uống warfarin

 

XII (yếu tố Hageman) Không có bệnh nào thường gặp Bệnh gan

Khuyết tật bẩm sinh

DIC

*DIC: bệnh huyết khối rải rác trong lòng mạch.

Khoảng giá trị bình thường của kỹ thuật y tế này có thể không thống nhất tùy thuộc vào cơ sở thực hiện xét nghiệm mà bạn chọn. Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ nếu bạn có bất cứ câu hỏi nào về kết quả xét nghiệm.

Hello Health Group không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!