Sức khỏe

Phẫu thuật A-Z - 11/24/2024

Tìm hiểu chung

Tìm hiểu chung

Tìm hiểu chung

Cắt túi thừa đại tràng là gì?

Phẫu thuật cắt túi thừa là phẫu thuật loại bỏ đoạn ruột bị bệnh. Bệnh túi thừa là tình trạng có các khối phình hình thành ở trên thành ruột già. Bệnh rất thường gặp ở người già, ảnh hưởng lên khoảng 5/100 người trên 40 tuổi, và tăng đến 60/100 người trên 80 tuổi. Đa số người bệnh ít xuất hiện triệu chứng (nếu có).

Nguyên nhân gây ra túi thừa đại tràng là do không cung cấp đủ chất xơ cho cơ thể trong nhiều năm làm suy yếu thành ruột, đồng thời có áp lực lớn đè lên thành ruột, làm thành ruột bị phình ra ngoài tạo thành một túi thừa.

Bệnh thường gây đau nhức ở vùng bụng dưới bên trái, dẫn tới viêm nhiễm. Bệnh cũng có thể sẽ làm hẹp lòng ruột, hình thành áp-xe, lỗ rò giữa ổ bụng và các cơ quan khác và chảy máu nặng.

Khi nào bạn nên thực hiện cắt túi thừa đại tràng?

Nếu bạn có túi thừa đại tràng, thông thường bạn không cần phải phẫu thuật vì có thể tự điều trị các triệu chứng tại nhà.

Còn nếu túi thừa của bạn bị viêm, bác sĩ có thể giới thiệu bạn đến bác sĩ phẫu thuật đại trực tràng, người sẽ cho bạn những chỉ dẫn phẫu thuật. Ban có thể sẽ được phẫu thuật khi túi thừa bị viêm và làm xuất hiện nhiều triệu chứng khó chịu cho bạn. Ngoài ra, bạn cũng có thể sẽ phải phẫu thuật nếu túi thừa đó có những biến chứng, như viêm phúc mạc, áp-xe, bị rò hoặc tắc ruột.

Điều cần thận trọng

Điều cần thận trọng

Bạn nên biết những gì trước khi thực hiện cắt túi thừa đại tràng?

Hầu hết các bệnh nhân viêm túi thừa sẽ tự điều trị tại nhà mà không cần phẫu thuật. Nếu tình trạng nghiêm trọng hơn, bạn có thể sẽ phải nhập viện khi:

  • Các triệu chứng không cải thiện sau 48 giờ điều trị tại nhà;
  • Hệ miễn dịch bị suy yếu;
  • Không giảm đau khi uống paracetamol;
  • Bạn không dùng được kháng sinh đường uống;
  • Có biến chứng (như viêm phúc mạc).

Trước khi tiến hành phẫu thuật, bạn nên hiểu rõ các cảnh báo và lưu ý. Nếu bạn có bất cứ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để có thêm thông tin và hướng dẫn cụ thể.

Liệu có biến chứng nào có thể xảy ra hay không?

Cắt túi thừa đại trang có thể sẽ có một số nguy cơ. Bạn nên trao đổi với bác sĩ phẫu thuật để được giải thích các nguy cơ này sẽ có tác động như thế nào đến sức khỏe của bạn.

Biến chứng có thể xảy ra với mọi phẫu thuật là phản ứng không mong muốn với thuốc gây mê, chảy máu nhiều hoặc tạo cục máu đông (huyết khối tĩnh mạch sâu).

Một số biến chứng chung bao gồm:

  • Đau;
  • Chảy máu;
  • Sẹo xấu;
  • Thoát vị;
  • Tạo cục máu đông;
  • Nhiễm trùng vết mổ;
  • Nhiễm trùng ngực;
  • Khó tiểu.

Riêng với phẫu thuật này, còn có thể có các biến chứng chuyên biệt:

  • Rò rỉ chỗ nối;
  • Ruột không hoạt động kéo dài;
  • Tổn thương các cơ quan khác trong ổ bụng;
  • Khâu nối các đoạn ruột không tốt;
  • Tử vong.

Có thể sẽ có những nguy cơ khác tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của bạn. Hãy trao đổi thêm với bác sĩ trước khi tiến hành phẫu thuật.

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các biến chứng có thể xảy ra, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn và giải đáp.

Quy trình thực hiện

Quy trình thực hiện

Bạn nên chuẩn bị gì trước khi thực hiện cắt túi thừa đại tràng?

Bạn phải báo cho bác sĩ biết các loại dược phẩm bạn đang sử dụng gần đây, tiền căn dị ứng hoặc các vấn đề về sức khỏe của bạn. Trước khi phẫu thuật, bạn sẽ gặp bác sĩ gây mê để cùng nhau chọn ra phương pháp gây mê phù hợp với bạn. Việc làm đúng các chỉ dẫn về nhịn ăn uống trước phẫu thuật là rất quan trọng.

Bạn sẽ được chỉ dẫn cụ thể để chuẩn bị phẫu thuật, bao gồm liệu bạn có thể ăn vài giờ trước phẫu thuật được không. Đa số trường hợp, bạn nên nhịn ăn khoảng 6 giờ trước phẫu thuật. Bạn có thể dùng đồ uống, chẳng hạn như cà phê, một vài giờ trước phẫu thuật.

Quy trình thực hiện cắt túi thừa đại tràng như thế nào?

Bạn sẽ được gây mê và quá trình phẫu thuật thường sẽ kéo dài khoảng 2 giờ.

Bác sĩ sẽ tiến hành cắt bỏ phần túi thừa bị dư ra ở ruột già của bạn theo hai cách sau: phẫu thuật mổ hở hoặc là phẫu thuật nội soi. Thường thì hai loại phẫu thuật này có mức độ hiệu quả và mức độ biến chứng như nhau. Tuy nhiên, những bệnh nhân thực hiện phẫu thuật nội soi thường hồi phục nhanh hơn và ít đau đớn hơn trong quá trình phẫu thuật

Trong một số trường hợp, để cho đoạn ruột bị phẫu thuật có thời gian nghỉ ngơi và hồi phục sau phẫu thuật, bác sĩ sẽ tạo ra một lỗ hậu môn nhân tạo, và bạn sẽ thải phân qua lỗ này thay vì là hậu môn của mình trong một thời gian ngắn. Sau khi đoạn ruột nơi phẫu thuật đã lành, bác sĩ sẽ khâu lỗ hậu môn nhân tạo này lại và bạn có thể đi tiêu như bình thường trở lại. Có trường hợp sẽ đặt hậu môn nhân tạo vĩnh viễn.

Hồi phục sức khỏe

Hồi phục sức khỏe

Bạn nên làm gì sau khi thực hiện cắt túi thừa đại tràng?

Ruột của bạn có thể sẽ ngưng hoạt động trong vài ngày sau phẫu thuật, điều này khá thường gặp.

Nếu bạn có hậu môn nhân tạo tạm thời hoặc vĩnh viễn, bạn sẽ cần phải học cách thay túi và chăm sóc hậu môn nhân tạo. Đồng thời bạn cũng sẽ mất một khoảng thời gian để làm quen với nó.

Bạn có thể trở về nhà sau khoảng 5–10 ngày.

Có thể sẽ mất ba tháng để bạn hồi phục sức khỏe hoàn toàn.

Nếu phân của bạn trở nên lỏng hơn trước khi phẫu thuật và bạn phải đi vệ sinh nhiều hơn thì đây là một hiện tượng bình thường, bạn không nên lo lắng và tình trạng này sẽ cải thiện dần theo thời gian.

Tập thể dục và vận động đều đặn sẽ giúp bạn cải thiện sức khỏe. Trước khi quyết định tập thể dục, hãy hỏi ý kiến bác sĩ.

Đa số bệnh nhân đều phục hồi rất tốt sau khi phẫu thuật.

Nếu bạn có bất cứ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn và giải đáp.

Hello Health Group không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!