Sức khỏe

Phẫu thuật A-Z - 11/24/2024

Tìm hiểu chung

Tìm hiểu chung

Tìm hiểu chung

Mổ thoát vị bẹn nội soi là gì?

Mổ thoát vị bẹn nội soi là phương pháp phẫu thuật nhằm điều trị khối thoát vị bẹn nặng. Các cơ quan nội tạng trong bụng của chúng ta được giữ cố định bằng lớp cơ thành bụng. Tuy nhiên, lớp cơ này có thể bị yếu đi ở vị trí nào đó làm cho nội tạng bên trong bụng bị nhô ra khỏi lớp cơ thành bụng, tình trạng này gọi là bệnh lý thoát vị. Nội tạng thoát vị sẽ tạo thành chỗ phồng trên cơ thể. Khối phồng này có thể cảm nhận được khi sờ, gọi là túi thoát vị.

Thoát vị bẹn là bệnh lý thoát vị ở ống bẹn (ống bẹn là ống hẹp chứa mạch máu ngoại biên dẫn máu đi qua thành bụng đến phần dưới cơ thể).

 Bệnh lý thoát vị không khó chữa, nhưng đôi khi có thể đe dọa tính mạng vì ruột hoặc các cấu trúc khác trong bụng có thể bị mắc kẹt và có thể bị hoại tử do bị ngưng cấp máu (gọi là thoát vị nghẹt).

Khi nào bạn nên thực hiện mổ thoát vị bẹn nội soi?

Bạn nên thực hiện phẫu thuật này khi khối thoát vị bẹn gây đau đớn hoặc có các triệu chứng khác. Ngoài ra, bác sĩ cũng sẽ chỉ định thực hiện phẫu thuật nếu bạn mắc phải hai loại thoát vị đặc biệt là thoát vị kẹt hay thoát vị nghẹt (có nghĩa là khối thoát vị không thể đẩy vô trong được hoặc máu không thể đến nuôi được những cơ quan bị thoát vị).

Điều cần thận trọng

Điều cần thận trọng

Bạn nên biết những gì trước khi thực hiện mổ thoát vị bẹn nội soi?

Ngoài phẫu thuật nội soi, thoát vị bẹn có thể được điều trị bằng các phương pháp sau đây:

  • Thoát vị bẹn có thể được điều trị bằng phẫu thuật mổ hở (có nghĩa là bác sĩ sẽ rạch một đường trên bẹn và tiếp cận trực tiếp vùng bị tổn thương);
  • Bên cạnh cách phẫu thuật, đôi khi bạn có thể điều trị khối thoát vị bằng cách đeo băng hoặc có khi là nó tự mất đi mà không cần phải làm gì cả. Tuy nhiên, nói chung để điều trị dứt điểm về lâu về dài thì bạn nên thực hiện phẫu thuật.

Trước khi tiến hành phẫu thuật, bạn nên hiểu rõ các cảnh báo và lưu ý. Nếu bạn có bất cứ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để có thêm thông tin và hướng dẫn cụ thể.

Liệu có nguy hiểm nào nào có thể xảy ra hay không?

Người lớn và trẻ em được mổ thoát vị đều có nguy cơ:

  • Tràn khí dưới da;
  • Tổn thương ruột;
  • Tạo khối phồng ở vị trí thoát vị ban đầu;
  • Khó chịu hoặc đau vùng bẹn kéo dài;
  • Với nam: tiểu khó, khó chịu hay đau tinh hoàn cùng bên được phẫu thuật, tổn thương nguồn máu nuôi tinh hoàn.

Bạn có thể giảm nguy cơ mắc phải biến chứng bằng cách cẩn thận làm theo hướng dẫn của bác sĩ để chuẩn bị cho phẫu thuật, chẳng hạn như nhịn đói và ngưng một số thuốc nhất định.

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các biến chứng có thể xảy ra, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn và giải đáp.

Quy trình thực hiện

Quy trình thực hiện

Bạn nên chuẩn bị gì trước khi thực hiện mổ thoát vị bẹn nội soi?

Bạn không nên ăn hoặc uống bất cứ thứ gì trong vòng 8 giờ trước khi phẫu thuật.

Bạn có thể cần phải ngừng dùng một số loại thuốc vào ngày phẫu thuật hoặc trước đó, ví dụ như thuốc giảm đau dạng chứa chất gây nghiện. Bạn không nên tự ý thay đổi hoặc ngừng dùng thuốc mà không có sự đồng ý của bác sĩ.

Ngoài ra bác sĩ có thể yêu cầu bạn chuẩn bị một số vấn đề khác tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe cụ thể của bạn.

Quy trình thực hiện mổ thoát vị bẹn nội soi như thế nào?

Phẫu thuật thường được thực hiện dưới hình thức gây mê và mất khoảng 30 phút (nếu mổ cả hai bên thường chưa tới một giờ).

Phẫu thuật viên sẽ rạch nhiều đường mổ nhỏ ở các vị trí khác nhau trên bụng của bạn. Bác sĩ sẽ đưa dụng cụ cùng với đèn soi vào thông qua những đường rạch đó để có thể quan sát bên trong bụng và thực hiện phẫu thuật.

Bác sĩ sẽ đưa các phần bị thoát vị quay lại ổ bụng và phủ một tấm lưới tổng hợp lên chỗ yếu của thành bụng để tăng cường sức mạnh tại điểm yếu đó.

Hồi phục sức khoẻ

Hồi phục sức khoẻ

Bạn nên làm gì sau khi thực hiện mổ thoát vị bẹn nội soi?

Bạn có thể về nhà trong cùng ngày hoặc vào ngày hôm sau.

Bạn có thể bắt đầu các hoạt động sinh hoạt thường ngày khi bạn cảm thấy đã khỏe hẳn lại, thường là sau một tuần. Bạn vẫn có thể khiêng, nâng đồ vật được nhưng đối với đồ vật nặng, bạn nên tránh khiêng chúng trong vòng hai đến bốn tuần đầu.

Vận động và tập luyện thể dục đều đặn sẽ giúp bạn quay trở lại với các hoạt động sinh hoạt thường ngày sớm nhất có thể. Trước khi bắt đầu tập, hãy xin ý kiến của bác sĩ.

Nếu bạn có bất cứ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn và giải đáp.

Hello Health Group không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!