Suy thận vì uống 16 cốc trà đá mỗi ngày

Dinh dưỡng - 11/28/2024

Với mức uống 16 cốc trà/ngày, bệnh nhân tiêu thụ hàm lượng oxalat hơn 1500 mg, cao hơn mức nạp vào của một người trung bình khoảng 3-10 lần.

Bị suy thận do uống 16 cốc trà đá mỗi ngày

Tháng 5/2014, một người đàn ông 56 tuổi được chuyển đến Bệnh viện Arkansa, Mỹ trong tình trạng buồn nôn, mệt mỏi, đau nhức và gia tăng nồng độ creatinin máu, vốn xảy ra khi chức năng thận có vấn đề.

Trong quá trình thăm khám, bác sĩ đã hỏi về tiểu sử gia đình có ai bị sỏi thận không, trước đây có bị sạn thận không, quá trình sinh hoạt hàng ngày, chế độ ăn uống.

Cuối cùng, bác sĩ phát hiện bệnh nhân thường uống 16 cốc trà đá mỗi ngày.

Kết quả các xét nghiệm cho thấy nước tiểu của bệnh nhân có nồng độ cao tinh thể canxi oxalat, một nguyên nhân gây ra sỏi thận.

Sau khi tìm ra nguyên nhân, các bác sĩ đã cho bệnh nhân chạy thận để điều trị tình trạng suy thận đang nghiêm trọng và khuyến cáo bệnh nhân phải chạy thận lọc máu cho đến cuối đời.

Suy thận vì uống 16 cốc trà đá mỗi ngày

Uống 16 cốc trà đá mỗi ngày dẫn đến suy thận

Tiến sĩ Alejandra Mena-Gutierrez, Trung tâm y tế, Đại học Arkansas (Mỹ) cho biết trà đen, loại trà mà bệnh nhân thường uống, là chứa rất nhiều oxalat, một thành phần góp phần gây các vấn đề về thận nếu tiêu thụ nhiều.

Và với trường hợp bệnh nhân nam ngày, quá trình suy thận diễn ra rất nhanh.

'Chúng tôi không khuyên mọi người ngừng uống trà. Nếu bạn khỏe mạnh và uống trà vừa phải, nó sẽ không gây hại gì cho thận của bạn', bác sĩ Mena-Gutierrez nói.

Theo báo cáo, trung bình một người ở Mỹ tiêu thụ khoảng 152-511 mg oxalat/ngày. Hàm lượng này cao hơn 40-50 mg/ngày theo khuyến cáo của Viện Dinh dưỡng và Chế độ ăn uống Mỹ.

Các nhà nghiên cứu cho biết, có khoảng 50-100 mg oxalat trong mỗi 100 ml nước trà đen.

Với mức uống 16 cốc trà/ngày, bệnh nhân tiêu thụ hàm lượng oxalat hơn 1500 mg, cao hơn mức nạp vào của một người trung bình khoảng 3-10 lần.

Đây không phải là trường hợp bị bệnh đầu tiên do uống trà.

Năm 2013, Tạp chí y khoa Anh New England cũng đã ghi nhận một trường hợp bệnh hiếm gặp gọi là 'nhiễm độc fluor ở xương' do bệnh nhân uống một bình trà pha từ 100 túi trà/ngày, kéo dài trong 17 năm.

Theo đó, bệnh xương của bà có khả năng do sử dụng quá nhiều fluor, một loại khoáng chất có trong trà và nước uống.

Suy thận vì uống 16 cốc trà đá mỗi ngày

Trà đá gây nhiều bệnh nguy hiểm

Những nguy hiểm khi uống trà đá quá nhiều

Bệnh thận

Uống quá nhiều trà đá sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới thận. Và trường hợp của người đàn ông ở Arkansas là một minh chứng.

Tiểu đường

Nhiều người thường mắc một sai lầm là thay thế nước ngọt có gas bằng trà đá và lại cho thêm ít đường vào. Đây là một trong những nguy cơ cao dẫn đến bệnh tiểu đường.

'Từ bỏ nước ngọt có gas là một sự lựa chọn hoàn hảo cho sức khỏe nhưng sẽ chẳng có tác dụng gì nếu bạn cho vào nước uống thay thế một lượng đường đáng kể', trang healthguidance.org cho biết

Béo phì

Những người thừa cân, béo phì thường chuyển sang uống trà đá như một giải pháp thay thế. Nhưng uống quá nhiều thực sự có thể khiến họ tăng cân.

Theo Mydiet.com, 'những sản phẩm trà đá nổi tiếng đều chứa tối thiểu 250 calo cho mỗi lần sử dụng và chứa nhiều người hơn cả trong một ly soda'.

Bệnh tim mạch

Uống quá nhiều trà đá có nghĩa là bạn đã nạp vào cơ thể lượng lớn caffeine, và điều này tác động tiêu cực đến hệ tim mạch của bạn.

Bác sĩ Suzanne Steinbaum chia sẻ với Everydayhealth.com: 'Tất cả các loại trà đen đều chứa caffein, không hề tốt chút nào, đặc biệt là với những người bị huyết áp cao và nhịp tim nhanh. Vì vậy, uống trà đá khiến bệnh càng nặng thêm'.

Suy thận vì uống 16 cốc trà đá mỗi ngày

Trà đá không thích hợp với một số đối tượng

Lưu ý khi uống trà đà

Rõ ràng, bí quyết để uống trà đá mà không bị các nguy cơ trên là uống ở mức vừa phải. Thưởng thức những cốc trà đá không có đường vài lần/tuần, hoặc thậm chí 1 lần/ngày sẽ giúp bạn hưởng được lợi ích hơn là hại.

Thực tế, uống trà ở mức đúng quy định cũng có lợi cho sức khỏe. Nên nhớ, hãy tránh các loại trà chứa đường.

Nếu đã ăn những thực phẩm có nồng độ oxalate cao như rau muống, rau dền, cần tây, tỏi tây, đậu bắp, củ cải, rau cải, khoai lang, cà chua, cà rốt..., bạn không nên uống trà đá ngay sau đó.

Còn trong trường hợp vẫn muốn uống trà, bạn có thể thay thế trà đá bằng trà nóng, vì lượng oxalate có trong trà nóng ít hơn.

Có những đối tượng không nên uống trà đá như bệnh nhân đang mắc bệnh sỏi thận, suy thận, những người đang có vấn đề về đường tiêu hóa và trẻ em dưới 3 tuổi.

>> Xem thêm: Ngày hè nóng bức, đừng có lúc nào cũng trà đá và trà đá!

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!