Theo thống kê của Học viện đo lường quốc gia, Đại học Flunder, Úc vào năm 2010, 100g thịt trai trai cung cấp khoảng 172 calo, 16-22g protein, 2,3g chất béo(1,2g chất béo không bão hòa đa, 0,3g chất béo không bão hòa đơn), 0,6g chất béo bão hòa, 5-6g cacbohydrates, 314-353 mg natri, 3,0mg sắt, 270 microgam I ốt, 96 microgam Selen, 1150mg a-xít béo Omega-3, 2,27mg kẽm, 20,4mg B12.
Ngoài ra, còn có mangan, phốt pho, kẽm và một lượng nhỏ canxi cùng vitamin C.
1. Ăn trai có chất gì tốt cho sức khỏe?
Sắt và Vitamin B12
100g thịt trai cung cấp khoảng 37% lượng sắt cần thiết cho cơ thể nam giới và 16,6% lượng sắt cần thiết cho cơ thể nữ giới mỗi ngày. Sắt cùng với vitamin B12 đóng vai trò quan trọng trong việc cấu tạo và điểu chỉnh quá trình tái tạo tế bào hồng cầu mới cho cơ thể. Bên cạnh đó, B12 giúp cho hệ thần kinh hoạt động một cách bình thường, giữ vai trò nhất định trong sự tổng hợp nên DNA và ngăn ngừa các bệnh liên quan đến hệ tim mạch.
Kẽm
100g thịt trai có chứa 2,27mg kẽm, đáp ứng 20% nhu cầu về kẽm của cơ thể nam giới và 28% đối với cơ thể nữ giới mỗi ngày. Kẽm là nguyên tố vi lượng quan trọng có ảnh hưởng tích cực đến hệ miễn dịch của cơ thể, hỗ trợ quá trình hồi phục của vết thương và sự phân chia của tế bào. Kẽm còn có tác động tới khả năng về vị khác và khướu giác của cơ thể. Ngoài ra, kẽm còn là thành phần quan trọng tạo nên tinh dịch, tác động đến sự tiết hoóc-môn sinh dục ở nam giới. Một chế độ dinh dưỡng đầy đủ kém giúp cho nam giới duy trì ‘phong độ phòng the’ của mình.
A-xít béo Omega-3
Đây là loại a-xít béo không chỉ có khả năng làm giảm lượng triglycerides (mỡ trong máu) mà còn có khả năng kìm hãm, làm chậm lại sự phát triển của các mảng vữa động mạch, ngăn ngừa nguy cơ dẫn đến chứng xơ vữa động mạch và chứng đột quỵ, mà còn là người bạn thân thiện của hệ tim mạch, giúp cho hệ tim mạch luôn khỏe mạnh.
Selen, magiê và canxi
Cùng với kẽm, selen đóng vai trò quan trọng đối với các chức năng của hệ miễn dịch, là thành phần tạo nên các hợp chất chống oxyhóa chống lại sự hoạt động của các gốc tự do trong máu, qua đó giúp giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh ung thư ở con người. Ngoài ra, selen còn hỗ trợ cho sự hoạt động bình thường của tuyến giáp.
Magiê và canxi góp phần củng cố sức khỏe của xương. Bên cạnh đó, Magiê còn là nguồn cung cấp năng lượng cho hoạt động trao đổi chất ở tế bào.
DHA và EPA
DHA (docosahexaenoic a-xít), EPA (eicosapentaenoic a-xít), hai loại a-xít béo này giúp cải thiện năng lực của não bộ và giảm thiểu nguy cơ viêm nhiễm, như chứng viêm khớp.
2. Ăn trai không đúng cách có thể gây hại cho sức khỏe như thế nào?
Gây dị ứng
Cũng giống như một số loại hải sản khác, trai cũng có thể gây dị ứng đối với những người mẫn cảm với protein trong các loại thủy sản. Vậy nên, đối với những người có cơ thể mẫn cảm, nên cân nhắc kĩ trước khi thưởng thức loại thực phẩm này.
Gây ngộ độc
Trai không tự tiết ra độc tố nhưng các loại thức ăn của trai, trong đó có một số loại tảo, có chứa chất độc. Các loại chất độc này không thể bị phân hủy ở nhiệt độ cao, nên ngay cả khi đã nấu kĩ, chúng ta vẫn có nguy cơ bị trúng độc. Cách duy nhất để tránh bị ngộ độc là vệ sinh thật kĩ càng khi sơ chế. Chúng ta nên ngâm một thời gian để trai nhả bớt chất thải ra ngoài, sau đó rửa sạch. Nên loại bỏ ‘túi phân’ của trai trước khi chế biến vì đây là nơi chứa thức ăn và chất cặn bã trai chưa kịp thải ra ngoài. Làm như vậy sẽ giảm thiểu được rủi ro trúng độc của tảo.
Nhiễm vi-rút, vi khuẩn
Đôi khi, trong trai có chứa adono vi-rút, làm tăng nguy cơ mắc các chứng viêm nhiễm ở con người. Adeno vi-rút có thể gây ra các chứng bệnh ở hệ tiêu hóa và hệ hô hấp như tiêu chảy, phát ban và viêm phổi. Các nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Viện khoa học hàn lâm hoàng gia Thụy Điển, công bố trên tạp chí ‘International Journal of Food Microbiology’ tháng 2 năm 2007 từng kết luận như vậy.
Gây nhiễm độc kim loại
Nghiên cứu của các nhà khoa học Tây Ban Nha công bố trên tạp chí ‘Journal of Environmental Monitoring’ tháng 5 năm 2011 cho biết có sự chênh lệch trong hàm lượng kim loại nặng được tìm thấy trong các loại trai tại bờ biển phía tây của biển Địa Trung Hải. Điều này chỉ ra rằng, trai cũng có thể bị nhiễm các chất kim loại nặng từ nước như thủy ngân, catmi và chì (hầu hết đều là sản phẩm của các ngành công nghiệp). Khi ăn những con trai bị nhiễm độc, con người cũng sẽ bị nhiễm độc kim loại, gây ra những tổn thương về hệ thần kinh và thậm chí gây ra khuyết tật ở thai nhi.
Khiến tình trạng của bệnh gút thêm nghiêm trọng
Chắc chắn hơn ai hết, những bệnh nhân mắc bệnh gút đã được bác sĩ của mình khuyến cáo, việc ăn trai và các loại thủy hải sản có 2 mảnh vỏ tương tự có thể khiến cho tình trạng bệnh lí của họ trở nên tồi tệ hơn. Bởi lẽ, trong 100g thịt trai trai có chứa một lượng lớn lên tới 147mg purines. Purines có thể khiến lượng a-xít uric trong máu của các bệnh nhân mắc chứng bệnh này tăng lên nhanh chóng, kéo theo đó là các cơn đau do sưng tấy dữ dội ở các khớp xương.
3. Cách sử dụng trai đúng cách và tốt cho sức khỏe
Lựa chọn kĩ càng
Khi mua trai, các mẹ nên chú ý liệu chúng có còn sống hay không. Cách tốt nhất để kiểm tra là chạm ngón tay vào vỏ chúng. Nếu trai còn sống, chắc chắn vỏ sẽ từ từ khép lại. Bên cạnh đó, cũng nên chú ý đến mùi của trai. Trai tươi ngon thì thường không có mùi quá nồng nặc, hoặc quá tanh, nếu là trai biển thường có mùi nước biển nhiều hơn.
Không nên chọn các con có vỏ bị sứt, vỡ, dập, nát, bởi vì những con như vậy dễ bị nhiễm các loại vi khuẩn thủy hải sản không tốt cho sức khỏe. Nếu có thể, nên tìm hiểu kĩ về nguồn gốc của trai. Những con trai được nuôi ở từng khu vực khác nhau sẽ cho giá trị dinh dưỡng khác nhau. Ví như, trai ở sông thường không có nhiều i ốt như trai biển, những con trai được nuôi hoặc đánh bắt ở một số khu vực có các nhà máy công nghiệp, có nguồn nước bị ô nhiễm thường không tốt cho sức khỏe.
Ngoài ra, không nên mua trai đã đông lạnh hoặc đóng trong túi nilon vì chúng thường có thể không còn được tươi ngon, hoặc đã được xử lí qua hóa chất.
Bảo quản hợp lí
Những con trai khỏe mạnh có thể sống ngay cả khi đã được vớt lên khỏi nước 2-3 ngày, khi được đặt ở những nơi thoáng mát và có không khí. Nếu muốn giữ trai sống, nên đặt chúng trong giỏ hoặc hộp có đục nhiều lỗ để ở những nơi có nhiệt độ từ 35-40oC. Chú ý không được để chúng dưới nước, chỉ nên sử dụng khăn giấy ẩm phủ bên trên trai để giữ ẩm cho chúng.
Một cách khác để bảo quản trai đó là đưa trai đã chín vào trong tủ lạnh. Sau khi sơ chế sạch, luộc trai 5-6 phút ở nhiệt độ trung bình, trai sẽ chín, loại bỏ vỏ, để nguội hoàn toàn sau đó gói phần thịt trai vào giấy bạc, đặt vào hộp nhựa có nắp kín và để vào ngăn đá của tủ lạnh. Làm theo cách này có thể giữ trai khoảng 2 tháng. Khi muốn ăn, bỏ trai ra ngoài, giã đông từ 12- 24 giờ.
Chế biến đúng cách
Nên loại bỏ túi tiêu hóa của trai nếu có thể.
Luộc hoặc hấp trai từ 5-7 phút để đảm bảo trai chín mà không làm giảm giá trị dinh dưỡng. Bỏ thêm một chút gừng và rượu vào trong các món ăn sẽ giúp giảm bớt tính hàn của trai.
Những con trai không mở miệng sau khi luộc hoặc hấp 5-7 phút là những con đã chết, không nên ăn.
Ảnh minh họa: Internet
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!