Tắc tia sữa ảnh hưởng tới mẹ như thế nào?

Kiến Thức Y Học - 11/24/2024

Nếu các mẹ đã từng một lần bị tắc sữa thì chắc hẳn sẽ không bao giờ quên được cảm giác khó chịu và đau nhức do nó đem đến. Vậy liệu ảnh hưởng của tắc tia sữa có gây hại đến sức khỏe của các mẹ cũng như đến em bé không. Bài viết dưới đây, Lily & WeCare sẽ giúp các mẹ có được những thông tin bổ ích nhất về vấn đề tắc sữa để có phương pháp điều trị.

Nếu các mẹ đã từng một lần bị tắc sữa thì chắc hẳn sẽ không bao giờ quên được cảm giác khó chịu và đau nhức do nó đem đến. Vậy liệu ảnh hưởng củatắc tia sữacó gây hại đến sức khỏe của các mẹ cũng như đến em bé không. Bài viết dưới đây, Lily & WeCare sẽ giúp các mẹ có được những thông tin bổ ích nhất về vấn đề tắc sữa để có phương pháp điều trị.

1. Nguyên nhân gây tắc tia sữa

Ảnh hưởng của tắc tia sữa là rất không tốt đối với sức khỏe của người mẹ và đauws trẻ. Nhưng nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng này ở các mẹ sau sinh? Nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạng tắc sữa ở các mẹ sau sinh. Nó có thể do, các mẹ sau khi sinh không day đều bầu sữa để thông tia sữa; không vắt bỏ phần sữa thừa khi trẻ bú không hết, dẫn đến để sữa đọng lại lâu ngày gây ôi và tắc. Trong thời gian sau sinh, nếu các mẹ bị cảm nhiễm hàn tà thì cũng sẽ làm cho sữa khó lưu thông. Một nguyên nhân khác nữa, nếu tinh thần người mẹ không thoải mái thì cũng dẫn đến việc tắc sữa. Chế độ ăn uống thất thường cũng là nguyên nhân gây tổn thương tỳ vị, gây sưng đau vú dẫn đến tình trạng tắc sữa.

Sau khi cho con bú nếu các mẹ không vệ sinh lau rửa đầu vú sạch sẽ làm cho phần sữa còn đọng lại bít lại và gây tắc sữa.

Tắc tia sữa ảnh hưởng tới mẹ như thế nào?

2. Dấu hiệu tắc tia sữa

Để tránh những ảnh hưởng của tắc tia sữa, thì các mẹ cần phải nhận biết được những dấu hiệu tắc sữa để có phương pháp điều trị kịp thời, đảm bảo nguồn sữa cho trẻ trong thời kỳ sau sinh.

Nếu bầu vú có dấu hiệu căng và to hơn so với bình thường và càng lúc càng tăng dần thì các mẹ cần phải chú ý quan sát xem trên bề mặt vú có đỏ và khi sờ có cảm giác đau không? Hoặc có cảm giác sốt không? Nếu có, thì đó chính là những triệu chứng đầu tiên báo hiệu hiện tượng tắc tia sữa đã xuất hiện.

Khi phát hiện ra dấu hiệu, các mẹ nên nhanh chóng tìm cách làm tan sữa đã vón kết và phải hạn chế tạo lập thêm những vị trí tắc mới, phải khơi thông dòng chảy tự nhiên của sữa. Cần cẩn thận làm tan sữa vón kết mà không làm tổn thương những nang, ống dẫn sữa bình thường khác.

Tắc tia sữa ảnh hưởng tới mẹ như thế nào?

3. Ảnh hưởng của tắc tia sữa

Những ảnh hưởng của tắc tia sữa ở phụ nữ sau sinh không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ mà còn gây ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ sau này. Bởi vì, trẻ sơ sinh sau khi lọt lòng cần được uống sữa non từ mẹ để sức đề kháng tốt.

Tuy nhiên nếu không điều trị kịp thời, thì ảnh hưởng của tắc tia sữa đến các mẹ là có thể dẫn đến viêm tuyến sữa. Viêm tuyến sữa sau sinh là bệnh thường gặp ở phụ nữ sau sinh, nhất là các sản phụ sinh mới sinh con lần đầu và bị tắc sữa. Viêm tuyên sữa là do vi khuẩn gây bệnh là những khuẩn cầu có màu vàng kim, khuẩn liên cầu tính dung huyết, chúng thâm nhập thông qua vết nứt trên núm vú hoặc đường tuần hoàn máu bị nhiễm ở người mẹ. Do có thể khi bị tắc sữa, các mẹ vẫn cho con bú, trẻ không bú được sẽ sẽ cắn mút đầu ti, từ đó hình thành nên những vết thương nhỏ và loét là cơ hội để vi khuẩn xâm nhập được vào tuyến sữa qua vết nứt của đầu vú và dẫn đến viêm tuyến sữa.

Hơn thế nữa, ảnh hưởng củatắc tia sữasẽ không nhỏ nếu như không kịp thời phát hiện và điều trị kịp thời. Tắc tuyến sữa nếu để lâu không chỉ gây nên viêm tuyến vú mà còn dẫn đến nhiều bệnh khác như: viêm tuyến sữa, áp xe tuyến vú, lâu dần bệnh trở nên nặng hơn thì có thể dẫn dến u xơ tuyến vú. Việc tắc tia sữa lâu ngày sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình tạo sữa, người mẹ có thể bị mất sữa hoặc ít sữa.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!