Đối với bất kỳ biện pháp tránh thai nào cũng không thể nào đạt được hiệu quả 100%. Phương pháp thắt ống dẫn trứng cũng chỉ đạt hiệu quả 99%, hay dùng thuốc tránh thai đạt 98%, còn đặt vòng tránh thai đạt hiệu quả thấp nhất từ 80-90%. Do đó nhiều người thắc mắc tại sao đặt vòng mà vẫn có thai bình thường?
1. Tại sao đặt vòng mà vẫn có thai bình thường?
Nguyên nhân khi đã đặt vòng mà vẫn có thai bình thường có thể là do: vòng bị rơi ra mà bạn không biết, vòng trong khoang tử cung nằm ở vị trí thấp gần cửa cổ tử cung, không thể khống chế được vai trò phát triển, quá trình đưa phôi vào trong tử cung, hay kích cỡ của vòng không phù hợp so với kích thước của tử cung hoặc do vòng bị biến dạng làm mất đi công dụng của vòng tránh thai. Nội mạc tử cung mà không thích ứng với vòng tránh thai nên cũng không thể đạt được hiệu quả tránh thai như mong muốn.
- Tuột vòng là lí do chủ yếu dẫn đến có thai dù đã đặt vòng
Vòng khi đã được đưa vào tử cung cũng có thể tuột ra. Đối với tử cung thì vòng là một loại dị vật. Vì vòng tránh thai có thể loại bỏ đi chức năng của tử cung làm cho tử cung bị co thắt làm cho vòng bị tuột ra khỏi tử cung. Lúc này có thể xuất hiện những hiện tượng như: đau lưng, ra nhiều khí hư, đau bụng, rong kinh. Cho nên, sau khi đã đặt vòng ở những tháng đầu rất dễ bị xảy ra các phản ứng do chưa thích ứng sẽ dẫn đến hiện tượng bị tuột vòng. Nếu như vòng không bị tuột thì sau đó tử cung cũng sẽ dần dần thích ứng.
- Thời gian đặt vòng mà quá lâu cũng có thể là nguyên nhân làm cho vòng bị tuột. Đa số, tỉ lệ bị tuột vòng chỉ chiếm từ 1-14%.
- Do bạn không nắm rõ vị trí đặt vòng cụ thể. Phụ nữ sau khi sinh non, tử cung sẽ thường rất to, hoặc trong thời kỳ đang cho con bú chưa thể xuất hiện kinh nguyệt trở lại nên tử cung rất nhỏ. Tử cung nếu quá to hoặc quá nhỏ đều có thể là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng tuột vòng.
- Do bị sa tử cung, cổ tử cung bị tổn thương nên khi bạn đặt vòng cũng dễ bị tuột.
- Do kích thước của tử cung với kích cỡ vòng tránh thai không phù hợp.
- Do chất lượng và hình dáng của vòng, như vòng rỗng thì chất lượng kém, vòng hỗn hợp nhựa kim loại dễ bị tuột, vòng kim loại có chất lượng mềm nên cũng dễ bị tuột.
- Do vấn đề về kỹ thuật khi đặt vòng, tức là khi đặt vòng không đưa được đến tận đáy của tử cung, hay sau khi đã đặt vòng xong rút dụng cụ đặt vòng không cẩn thận đã kéo vòng ra theo gần miệng của cổ tử cung, hiện tượng này cũng dễ làm cho vòng bị tuột.
2. Những điều cần phải làm sau khi đặt vòng
Sau khi đặt vòng, bạn nên nghỉ ngơi khoảng 2 ngày, và trong vòng một tuần tránh làm các việc nặng. Phải kiểm tra định kì tại bệnh viện. Thông thường sau khi đặt vòng được một tháng và khi hết kinh nguyệt, bạn nên đến bệnh viện để kiểm tra lần đầu và 3 tháng sau nên tái khám một lần nữa để sau này căn cứ theo tình hình mà bạn nên cách 1 - 2 năm đi kiểm tra lại. Tỉ lệ bị tuột vòng cao nhất là trong 3 tháng đầu sau khi đã đặt, đặc biệt là ở trong chu kỳ kinh nguyệt miệng của tử cung luôn mở để cho kinh nguyệt có thể chảy ra ngoài nên vòng cũng dễ bị tuột theo. Thời gian lâu dần thì vòng cũng sẽ thích ứng được trong tử cung nên tỉ lệ bị tuột cũng sẽ giảm dần.
3. Những đối tượng không được đặt vòng tránh thai
Đặt vòng là một phương pháp hiệu quả nhưng lại rất ít người sử dụng, nếu như bạn rơi vào một trong các trường hợp sau thì nên lựa chọn cách thức tránh thai khác:
- Nếu nghi ngờ có thai
- Sau phá thai bị nhiễm trùng
- Đang bị viêm vùng chậu, một bệnh lý lây truyền qua con đường tình dục hoặc đã mắc các bệnh này trong vòng ba tháng trước đây
- Bị viêm cổ tử cung
- Mắc bệnh lý ác tính đường sinh dục
- Bị dị tật bẩm sinh ở tử cung hoặc u xơ làm cho biến dạng lòng tử cung
- Xuất huyết đường sinh dục bất thường mà chưa được chẩn đoán, điều trị
- Đối với các dụng cụ tử cung phóng thích nội tiết, chống chỉ định trong các trường hợp ung thư vú
Thuốc tránh thai khẩn cấp có ảnh hưởng tới thai nhi không?
Kiểm tra dấu hiệu mang thai và triệu chứng có thai đáng tin nhất là phương pháp xét nghiệm máu đúng không?
Trường hợp nên và không nên đặt vòng tránh thai
7 rắc rối phổ biến khi đặt vòng tránh thai mà các chị em cần lưu ý
Chi phí cấy que tránh thai là bao nhiêu tiền và nên khám ở đâu?
Thông thường, các bác sỹ thường không muốn đặt vòng cho những người chưa có con vì viêm âm đạo là một căn bệnh khá phổ biến. Nếu đặt vòng, sợ bạn không may bị các vi khuẩn gây viêm tấn công lên ống dẫn trứng, có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của bạn sau này. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể đặt vòng dưới sự hướng dẫn và theo dõi cẩn thận của bác sỹ để đặt được hiểu quả như mong muốn và tránh trường hợp phải đặt ra câu hỏi tại sao đặt vòng mà vẫn có thai bình thường.
Xem thêm:
- Những điều cần biết khi đặt vòng tránh thai bị rong kinh
- Đặt vòng tránh thai có đau không?
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!