Tắm lá gì cho trẻ bị sởi?

Kiến Thức Y Học - 05/08/2024

Sởi là bệnh truyền nhiễm do virus gây ra và rất dễ bùng phát thành dịch. Bệnh thường gặp ở trẻ em, nhất là trẻ sơ sinh vì sức đề kháng của trẻ còn yếu kém. Việc sử dụng các loại lá để tắm là một trong những phương pháp đơn giản mà lại rất hiệu quả. Vậy tắm lá gì khi trẻ bị sởi thì an toàn? Cùng theo dõi bài viết dưới đay của Lily & WeCare để tìm câu trả lời nhé!

Sởi là bệnh truyền nhiễm do virus gây ra và rất dễ bùng phát thành dịch. Bệnh thường gặp ở trẻ em, nhất là trẻ sơ sinh vì sức đề kháng của trẻ còn yếu kém. Việc sử dụng các loại lá để tắm là một trong những phương pháp đơn giản mà lại rất hiệu quả. Vậy tắm lá gì khi trẻ bị sởi thì an toàn? Cùng theo dõi bài viết dưới đay của Lily & WeCare để tìm câu trả lời nhé!

Tắm lá gì cho trẻ bị sởi?

Trẻ bị sởi có nên tắm không?

Dân gian thường phổ biến quan niệm không nên tắm (nhất là với các em nhỏ) mắc một số bệnh có tổn thương da như: trái rạ, sốt xuất huyết và đặc biệt là sởi. Lý do đưa ra là nếu tắm, bệnh nhân dễ bị “lạm nước” dẫn đến viêm phổi và trở nặng hơn.

Thực tế lời khuyên trên không sai. Khi tắm trong lúc thời tiết lạnh đột ngột, có nhiều gió lùa, thời gian tắm quá lâu có thể dễ bị viêm phổi và diễn biến nặng. Tuy nhiên, bạn có thể tắm bé một cách khoa học mà không sợ bị “lạm nước và gió”. Nên tắm bé trong phòng kín gió, vào thời điểm ban ngày và sử dụng nước ấm vừa phải.

Tắm lá gì cho trẻ bị sởi?

Nên tắm trong thời gian ngắn và lau khô thật kỹ cho bé, chú ý vùng đầu và các kẽ, nếp gấp (cổ, nách, khuỷu, bẹn). Khi bé bị sởi, các vùng da tổn thương dạng “da beo” làm bé rất ngứa và khó chịu, nhất là vào những ngày thời tiết nóng, do vậy nên tắm hằng ngày.

Ngoài ra, nên nhỏ nước muối sinh lý (dung dịch natri chloride 0,9%) vào mắt, mũi và tai để phòng ngừa bội nhiễm sau khi mắc bệnh sởi. Có thể dùng bông ngoáy tai đưa nhẹ vào ống tai ngoài để chùi ngay sau khi tắm bé và nhỏ tai.

Tắm lá gì cho trẻ bị sởi?

Theo kinh nghiệm dân gian, khi trẻ bị sởicha mẹ có thể sử dụng các loại lá lành tính, có tính mát, tính sát khuẩn cao và mùi thơm dễ chịu, chứa nhiều tinh dầu để tắm cho trẻ. Việc tắm cho trẻ giúp cơ thể của bé được vệ sinh tốt và làm mát da. Cha mẹ lưu ý không nên tắm lâu và tránh gió mạnh cho bé để các nốt ban không có cơ hội nổi lên. Một số loại lá cha mẹ có thể tắm cho bé khi bị sởi như:

Tắm lá gì cho trẻ bị sởi?

  • Vỏ và lá bưởi

  • Lá và vỏ quả chanh

  • Lá chè xanh tươi

  • Lá và trái khổ qua (mướp đắng)

Khi sử dụng các loại lá trên nên lưu ý chọn loại tươi, rửa sạch sẽ bằng nước muối rồi cho vào nước đun sôi nấu cho ra hết nước (có thể vò dập hoặc cắt nhỏ). Sau đó bỏ hết phần bã, đợi nước bớt nóng thì tiến hành tắm cho trẻ. Không nên tắm quá lâu và chà xát quá mạnh, chỉ nên tắm nhẹ nhàng khoảng 3 – 5 phút thì lau khô hoàn toàn người và mặc quần áo rộng rãi, thoải mái. Mỗi ngày chỉ nên tắm 1 lần và không nên lạm dụng tắm quá nhiều.

Chăm sóc trẻ bị sởi đúng cách tại nhà

Khi phát hiện trẻ mắc sởi, điều quan trọng cần chú ý là thực hiện việc cách ly trẻ bệnh với các trẻ lành. Người chăm sóc trẻ bệnh phải rửa tay sạch sẽ trước và sau mỗi lần tiếp xúc với trẻ bệnh, rồi mới được chăm sóc trẻ lành.

Do bệnh có khả năng lây nhiễm rất cao nên việc phòng ngừa bệnh, tránh tình trạng lây lan trong cộng đồng là điều phụ huynh cần chú ý. Mọi người cần giữ vệ sinh thân thể, vệ sinh nhà cửa và môi trường xung quanh, giữ gìn phòng ốc thông thoáng, sạch sẽ.

Nâng cao sức đề kháng cho trẻ nhỏ bằng chế độ ăn với đầy đủ dưỡng chất cần thiết, đồng thời tăng cường lượng nước uống giàu vitamin, nhất là vitamin A để bảo vệ đôi mắt của trẻ mắc bệnh sởi.

Tắm lá gì cho trẻ bị sởi?

Bố mẹ lưu ý, nếu trẻ sốt cao liên tục, khó thở, tiêu chảy mất nước, ho nhiều, ban sởi lặn hết mà vẫn sốt, có dấu hiệu biến chứng về tai, phổi, tiêu hóa, mắt... phải đưa đến bệnh viện điều trị để tránh biến chứng nguy hiểm.

Trong trường hợp đã có tiếp xúc nguồn lây, việc sử dụng globulin miễn dịch có thể phòng ngừa bệnh hoặc làm giảm mức độ nặng của sởi. Tuy nhiên đây là phương thức phòng ngừa đắt tiền và ít phổ biến.

Ngoài ra, một phương pháp phòng ngừa vô cùng hiệu quả và an toàn là sử dụng vắc-xin để tiêm ngừa cho trẻ.

Thực hiện chủ động việc tiêm ngừa bệnh sởi cho trẻ

Phòng bệnh bằng vắc-xin được khuyến cáo khi trẻ đủ 9 tháng tuổi, theo chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia (gọi tắt là EPI).

Tắm lá gì cho trẻ bị sởi?

Tuy nhiên theo, các nhà khoa học, việc tiêm một mũi vắc-xin duy nhất không đủ tạo ra miễn dịch bền vững và rộng rãi trong cộng đồng vì tỉ lệ trẻ tiêm phòng bệnh bị “sót” cũng như tỉ lệ được miễn dịch của vắc-xin này cũng chỉ đạt ở mức 90%. Do vậy, cần phải tiêm nhắc lại mũi thứ 2 lúc trẻ được 18 tháng tuổi, việc tiêm liều thứ 2 có thể tạo miễn dịch đạt tới 99%. (Theo ThS.BS. ĐINH THẠC - Báo SK&ĐS)

Vắc-xin sởi đã được chứng minh hiệu quả bảo vệ cao sau khi tiêm ngừa, đây là một vắc-xin rất an toàn vì rất hiếm hoặc hầu như không có trường hợp nào xảy ra phản ứng nghiêm trọng sau tiêm ngừa.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!