Tầm soát bệnh lậu và Chlamydia

Sống khỏe mạnh - 11/24/2024

Lậu và Chlamydia là hai bệnh thường đi kèm với nhau gây viêm nhiễm ở cổ tử cung của phụ nữ và đường tiết niệu nam giới.

Cần kiểm tra cả bạn tình của bệnh nhân, điều trị theo kinh nghiệm nếu họ có quan hệ tình dục với người bệnh lậu, Chlamydia trong vòng 60 ngày trước khi bệnh nhân khởi phát triệu chứng. Đa số các trường hợp tái nhiễm đều do bạn tình chưa được chữa trị lây nhiễm lại.

Nếu triệu chứng không giảm, cần đánh giá khả năng tái nhiễm, điều trị thất bại hoặc truy tìm các nguyên nhân khác. Nếu nghi ngờ điều trị thất bại, nên thực hiện kiểm tra độ nhạy cảm, cấy và làm kháng sinh đồ. Nên kiểm tra lại bệnh nhân nam giới 3 tháng sau khi điều trị.

Tầm soát bệnh lậu và Chlamydia

Lậu và Chlamydia là hai bệnh gây viêm nhiễm ở cổ tử cung của phụ nữ và đường tiết niệu nam giới (Ảnh minh họa: Internet)

Đối với thai phụ nhiễm Chlamydia, xét nghiệm lại 3 tuần sau khi hoàn tất điều trị (bằng cách cấy vi trùng).

Kiểm tra định kỳ bệnh Chlamydia, lậu, giang mai và các bệnh lây truyền qua đường tình dục tùy thuộc vào các yếu tố nguy cơ của bệnh nhân. Các vị trí lấy mẫu (ví dụ: họng, niệu đạo, hậu môn, cổ tử cung, trực tràng) sẽ được xác định tùy theo kiểu cách quan hệ tình dục của người bệnh.

Đánh giá về quan hệ tình dục của bệnh nhân, nguy cơ lây nhiễm HIV cùng các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác, hướng dẫn bệnh nhân về tình dục an toàn để giảm thiểu rủi ro.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!