Tampon và cốc nguyệt san: Chọn loại gì?

Sức khỏe giới tính - 11/24/2024

Mỗi thứ đều có những ưu và nhược điểm riêng bạn cần nắm rõ.

Khi đã chán ngấy sự bất tiện của băng vệ sinh khi cứ khoảng 5 - 6 giờ phải thay 1 lần cũng như khó có thể chạy nhảy thì có lẽ tampon và cốc nguyệt san sẽ là giải pháp cực kỳ hiệu quả cho chị em. Vậy 2 'phụ kiện' này hoạt động như thế nào, ưu nhược điểm ra sao. Cùng tìm hiểu bằng thông tin dưới đây:


Tampon và cốc nguyệt san: Chọn loại gì?

Tampon có tác dụng sử dụng giống như băng vệ sinh

Theo chuyên gia y tế đồng thời là tác giả cuốn sách The Hormone, Sara Gottfried: 'Cả tampon và cốc nguyệt san đều được chèn vào thành âm đạo, mặc dù tampon được chèn sâu hơn vào bên trong so với cốc kinh nguyệt'.

Cốc nguyệt san được ra đời theo nguyên lý: Có thể rửa được (washable) và có thể sử dụng lại (reusable) nhằm mục đích thay thế cho tampon và băng vệ sinh truyền thống. Khi được đặt vào bên trong, cốc nguyệt san sẽ tự mở rộng để tạo thành một bức thành chắn hút kinh nguyệt vào bên trong và không để rơi rớt ra bên ngoài.

Còn đối với tampon, bạn nên có tư thế đặt chính xác như hướng dẫn bên trong sản phẩm nhưng lưu ý, cũng giống băng vệ sinh nó chỉ được sử dụng một lần duy nhất.

Cốc nguyệt san kinh tế hơn

Hiện nay ở Việt Nam vẫn chưa có một địa chỉ chính hãng bán sản phẩm cốc nguyệt san. Nếu muốn sử dụng, chị em phải đặt mua với giá dao dộng từ 500 nghìn đến 1 triệu đồng. Hơn nữa, theo các chuyên gia y tế, vòng đời của chiếc cốc nguyệt san kéo dài tối đa đến 5 năm. Nghĩa là nếu sử dụng tampon trong thời gian này, bạn phải mua đến 1.625 chiếc.

Tampon và cốc nguyệt san: Chọn loại gì?

Vòng đời của chiếc cốc nguyệt san kéo dài tối đa đến 5 năm

Cốc nguyệt san cần được bảo hành nhiều hơn

Không thể nói cốc nguyệt san mang đến sự tiện lợi bởi sau khi tháo ra bạn phải vệ sinh sạch sẽ trước khi tái sử dụng lần tiếp theo. Thậm chí, nếu không biết cách vệ sinh hoặc sơ xảy thì tình trạng viêm nhiễm vùng kín rất dễ xảy ra. Tuy nhiên, bù lại sức chứa của mỗi cốc có thể chịu đựng khoảng 8 - 12 giờ, nghĩa là 1 ngày bạn chỉ cần thay 2 - 3 lần.

Cốc nguyệt san an toàn và thân thiện với môi trường

Nguyên liệu làm cốc nguyệt san là loại silicon y tế nên nó khá an toàn với hầu hết phụ nữ. Hơn nữa, vì có thể tái sử dụng nên vật này thân thiện với môi trường hơn hẳn tampon và băng vệ sinh khi 1 ngày trong kỳ kinh bạn phải thay đến 5 - 6 chiếc. Hơn thế nữa, cốc nguyệt san sử dụng phương thức 'thu lượm' chứ không 'thấm hút' nên không làm mất cân bằng độ ẩm bên trong âm đạo.

Cả hai đều khó sử dụng

Hai vật dụng này nếu không được đặt đúng vị trí sẽ gây rò rỉ nguyệt san vô cùng khó chịu và mất vệ sinh. Nếu sử dụng, bạn cần thực hành thật kỹ các thao tác đặt và kéo ra để tránh những rắc rối không đáng có.

Tampon và cốc nguyệt san: Chọn loại gì?

Không đặt đúng vị trí tampon sẽ gây rò rỉ nguyệt san

>>Xem thêm:

Những yếu tố ảnh hưởng tới nguyệt san của phái đẹp

'Che đậy' mùi khó chịu trong kỳ nguyệt san

6 lý do nên dùng 'cốc nguyệt san'

Cách sử dụng đúng Tampon

Nguy hiểm tiềm ẩn khi dùng băng vệ sinh và tampon

Ảnh minh họa: Internet

Ngọc Luyện (Shape)

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!