Tăng huyết áp, khi nào cần phải điều trị?

Sống khỏe mạnh - 04/29/2024

Nếu không được điều trị hoặc điều trị không đầy đủ,người bệnh tăng huyết áp lâu ngày sẽ bị các biến chứng nguy hiểm.

Huyết áp (HA) bình thường đo ở cánh tay là nhỏ hơn hoặc bằng 120/80mmHg. Huyết áp có đặc điểm là thay đổi theo thời gian, trạng thái tâm sinh lý và nhiều yếu tố khác.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, tăng huyết áp (THA) khi huyết áp tâm thu lớn hơn hoặc bằng 140mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương lớn hơn hoặc bằng 90mmHg.

THA là một yếu tố nguy cơ thường gặp, không có triệu chứng, nhưng có thể bị biến chứng như bệnh mạch vành và đột quỵ. Nếu không được điều trị hoặc điều trị không đầy đủ, bệnh nhân THA lâu ngày sẽ bị các biến chứng nguy hiểm ở các cơ quan như tim, thận, não và mắt...

Tăng huyết áp, khi nào cần phải điều trị?

Người bệnh tăng huyết áp cần điều trị liên tục qua nhiều năm thậm chí là suốt đời (Ảnh minh họa: Internet)

Các biện pháp không dùng thuốc của điều trị tăng huyết áp là bỏ thuốc lá (nếu hút), giảm cân nếu quá béo, ăn giảm muối, không quá 100mmol natri mỗi ngày. Hạn chế uống rượu, bia. Tập thể dục ít nhất 30 - 45 phút mỗi ngày, tránh các stress. Đảm bảo đủ nhu cầu các vi chất dinh dưỡng như kali, magie...

Sau khi thực hiện biện pháp ăn kiêng, luyện tập và các biện pháp điều trị không cần thuốc mà huyết áp vẫn không giảm, lúc đó cần dùng thuốc.

Bệnh THA cần điều trị liên tục, lâu dài nên cần có sự hợp tác chặt chẽ giữa thầy thuốc, bệnh nhân và gia đình trong quá trình điều trị.

Bệnh THA cần điều trị nhiều năm, có thể suốt đời do đó người bệnh cần hiểu về bệnh, tuân thủ điều trị và tái khám đúng hẹn. Các thuốc lợi tiểu thiazide nên được sử dụng trong điều trị bằng thuốc cho phần lớn các trường hợp THA chưa có biến chứng, dùng một mình hoặc phối hợp với các thuốc nhóm khác. Trường hợp của bác nên đến chuyên khoa tim mạch để khám và có chỉ định phù hợp.

>>Xem thêm: Hỏi đáp về bệnh cao huyết áp

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!