Khi nhiệt độ thấp hơn, thời tiết lạnh, cơ thể sẽ cố gắng giữ ấm cho vùng ‘lõi’ bằng cách giảm tuần hoàn máu ở mũi, tai, cẳng chân và cẳng tay.
Nhiều người coi bị tay chân lạnh mùa đông là bình thường
Tay chân lạnh có phải hiện tượng bình thường?
Thực ra ai cũng có thể gặp phải hiện tượng này vào một lúc nào đó. Tuy nhiên điều đó xảy ra thường xuyên hơn ở một số người. Tim bơm máu đến khắp cơ thể để giữ ấm cơ thể. Trong khi đó, bàn chân và bàn tay dễ bị lạnh hơn những bộ phận khác trên cơ thể vì chúng là bộ phận cách xa tim nhất, ít quan trọng hơn những cơ quan thiết yếu khác, là bộ phận chứa ít mỡ hơn và thường xuyên bị hở.
Liên tục bị lạnh tay chân có thể là dấu hiệu không bình thường, đặc biệt khi đi kèm với đau và có thể do những nguyên nhân sau.
1. Bệnh Raynaud’s
Triệu chứng của bệnh gồm tay chân lạnh kèm cảm giác đau, tê và ngứa. Bàn chân và bàn tay có cảm giác như kim châm khi tiếp xúc với lạnh vì mao mạch máu co lại. Máu cuối cùng vẫn đến được tứ chi nhưng trước đó, cảm giác tê và ngứa sẽ gây đau. Hãy đi khám vì dù đây không phải là bệnh nghiêm trọng và có thể kiểm soát được, song đôi khi nó có thể báo hiệu một vấn đề nghiêm trọng hơn.
Triệu chứng của bệnh Raynaud’s gồm tay chân lạnh kèm cảm giác đau, tê và ngứa
2. Thiếu máu
Nguy cơ thiếu máu ở nữ giới cao hơn. Khi không có đủ sắt trong cơ thể, việc hình thành hoóc-môn tuyến giáp có thể bị ảnh hưởng. Vì điều này kiểm soát trực tiếp trao đổi chất của cơ thể, nó cũng ảnh hưởng đến nhiệt độ cơ thể cảm nhận.
3. Tiểu đường và huyết áp cao
Cả 2 bệnh trên đều có thể gây tổn thương mạch máu nên không dẫn đủ máu đến tứ chi và gây lạnh chân tay cũng như thay đổi nhiệt độ cảm nhận.
Tiểu đường và huyết áp cao cũng có thể khiến chân tay bị lạnh do mạch máu tổn thương
4. Tuần hoàn máu kém
Người lớn tuổi hay bị lạnh tay chân hơn vì chức năng tuần hoàn suy giảm theo độ tuổi. Tuần hoàn máu kém có thể do béo phì vì kích thước to lớn của cơ thể khiến tim làm việc nặng hơn để đưa máu đến khắp nơi, đặc biệt là cẳng chân và bàn chân.
5. Lo lắng và căng thẳng
Lo lắng và căng thẳng có thể làm thay đổi nhịp thở, chẳng hạn thở quá nhanh khiến cơ thể không nhận đủ ô-xy để hồng cầu di chuyển như bình thường. Căng thẳng cũng có thể tăng sản xuất hoóc-môn adrenaline khiến nhịp tim tăng và ảnh hưởng đến lưu thông máu.
Lo lắng và căng thẳng có thể làm thay đổi nhịp thở, ảnh hưởng đến lưu thông máu
6. Tổn thương dây thần kinh
Đôi khi tổn thương dây thần kinh gây cảm giác tê, ngứa và lạnh tứ chi. Nếu không được điều trị, người bệnh có thể mất hoàn toàn cảm giác hoặc phải cắt bỏ chân tay. Vài nguyên nhân gây tổn thương dây thần kinh là tiểu đường và thiếu hoặc quá liều vitamin B12. Trong một số trường hợp, dây thần kinh có thể bị tổn thương vĩnh viễn do lạnh.
7. Hút thuốc
Nếu bạn hút thuốc và bị lạnh tứ chi liên tục, hãy bỏ thuốc ngay. Thuốc lá phá hủy mạch máu và cản trở lưu thông máu. Người nghiện thuốc lá có thể bị lạnh chân tay cực độ vào mùa đông, gặp các vấn đề tuần hoàn máu hoặc xơ vữa động mạch.
Cách làm ấm chân tay
Ngoài việc đeo găng tay và bít tất, bạn nên duy trì lối sống khỏe mạnh. Tránh xa caffeine và rượu, hạn chế hấp thụ chất khoáng và vitamin, tránh đồ ăn và đồ vật lạnh và chăm chỉ tập thể dục. Thử áp dụng các liệu pháp thảo dược như bôi lên da các hợp chất tan trong nước hoặc dầu nếu có thể.
Tư vấn những nguy hại của bệnh suy giảm tuần hoàn máu
Ảnh minh họa: Internet
Ngọc Hòa (Newhealthguide)
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!