Bằng nỗ lực phi thường của bản thân, cùng sự chăm sóc ngày đêm của các thiên thần áo trắng Khoa Đơn Nguyên Sơ Sinh, bác sĩ Chuyên Khoa 1 - Phạm Hồng Tươi và các điều dưỡng viên. Đến nay, 'chiến binh nhí' đã tự thở, đang được tập ăn đường miệng và đặc biệt tăng cân tốt…
BS. Phạm Hồng Tươi, người trực tiếp thăm khám và điều trị cho bệnh nhi cho biết, bệnh nhi đẻ con tháng khi mới được 28 tuần tuổi, đẻ rơi trên xe taxi từ huyện Yên Châu được đưa đến BV Mộc Châu trong tình trạng suy hô hấp sau sinh, trẻ khó yếu, tím quanh môi, phổi thông khí kém, rút lõm lồng ngực, phản xạ sơ sinh yếu, trẻ nặng 1,1kg.
Xác định đây là ca bệnh khó và phức tạp, bằng những kiến thức được đào tạo và kinh nghiệm các bác sĩ BV Mộc Châu đã bước đầu xử trí trẻ khá tốt.
Tuy nhiên, để bác sĩ tự tin và có những hướng điều trị sau này tốt, thông qua hệ thống y tế từ xa Telehealth, BV Mộc Châu đã xin hội chẩn từ xa với các chuyên gia của BV Đại học Y Hà Nội.
Tại buổi hội chẩn, PGS.TS Nguyễn Thị Diệu Thuý, Trưởng Bộ môn Nhi, Trường Đại học Y Hà Nội đã đánh giá các bác sĩ BV Mộc Châu làm tốt quy trình cấp cứu cũng như điều trị cho bệnh nhi này. Cũng theo PGS. Thuý, nếu cách đây khoảng 5-6 năm những trường hợp nhi bệnh nhi này ở tuyến dưới là không cứu được.
Sau đó, PGS. Thuý đã hướng dẫn các bác sĩ BV Mộc Châu tiếp tục thực hiện các phác đồ điều trị tiếp theo cho bệnh nhân này. Cùng trong buổi hội chẩn đó, GS.TS Lê Thị Hương, Viện trưởng Viện đào tạo Y học dự phòng và y tế công cộng, Chuyên gia về dinh dưỡng cũng đã có những hướng dẫn, góp ý trong cách cung cấp dinh dưỡng cho bệnh nhi. PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu, Giám đốc BV Đại học Y Hà Nội cũng đã chúc mừng các bác sĩ BV Mộc Châu.
Bệnh nhi sinh non tháng 28 tuần trên xe taxi hiện đã được cai thở hoàn toàn và được áp dụng biện pháp 'ấp mẹ'
Sau khi thực hiện theo các hướng dẫn của các thầy cô từ trường Đại học Y Hà Nội; BV Đại học Y Hà Nội các y bác sĩ BV Mộc Châu đã tự tin thực hiện các bước tiếp theo trong 'hành trình' giành sự sống cho bệnh nhi.
Đến sáng 13/9, trao đổi với phóng viên, BS. Phạm Hồng Tươi cho biết, bệnh nhi đã tự thở hoàn toàn, được các bác sĩ cho ấp mẹ, trẻ được cho tập ăn bằng đường miệng, tăng cân tốt. Đến thời điểm này, có thể khẳng định ca bênhj đã thành công hoàn toàn.
BS. Tươi cũng chia sẻ, với các bác sĩ ở bệnh viện tuyến dưới, việc tiếp cận các ca bệnh khó không nhiều nên kinh nghiệm của bác sĩ cũng ít hơn, đặc biệt là những ca bệnh như trường hợp này, trẻ mới 28 tuần tuổi đến thời điểm này có thể được gọi là cấp cứu thành công. Đây là nỗ lực của cả quá trình và cũng là nỗ lực của tập thể y bác sĩ bệnh viện.
Trên nền tảng mình đã được học mình cũng xử trí một cách cần trọng nhất nhưng có thể chưa ổn và cần phải cả những xử trí sau này nữa nên khi được hội chẩn cùng các thầy cô, được các thầy cô hỗ trợ thì người bác sĩ như chúng tôi cảm thấy 'tự tin' và mọi việc cũng nhẹ nhàng hơn.
'Từ khi có hội chẩn trực tuyến, tôi không nghĩ nó lại mang nhiều điều bổ ích đến vậy không chỉ với bác sĩ mà còn cả với các bệnh nhân và đặc biệt là với bệnh viện tuyến huyện xa xôi như chúng tôi, BS Tươi nói.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!