Việc thay băng, cắt chỉ vết thương được coi là một kỹ thuật cơ bản thường được thực hiện trực tiếp tại bệnh viện. Nhưng thường thì tâm lý chung của người bệnh là muốn được điều trị, chăm sóc tại nhà để có cảm giác thoải mái, tiện lợi, người chăm sóc cũng không phải mất công đi lại thì hiện nay việc thay băng cắt chỉ tại nhà lại đang được quan tâm. Tuy nhiên hiện nay vẫn còn nhiều người không biết nên lựa chọn cơ sở nào để thực hiện việc này và chi phí của nó hết bao nhiêu?
1. Tại sao phải chăm sóc vết thương sau mổ đúng cách?
Các vết mổ do quá trình phẫu thuật đều là những bộ phận dễ nhiễm trùng do phần da bị rách, phần vết thương hở thường có khả năng cao tiếp xúc với vi khuẩn bên ngoài cộng thêm việc khi bị thương, sức đề kháng của người bệnh bị suy giảm nên các vi khuẩn càng dễ xâm nhập hơn. Bởi vậy, việc băng bó vết thương sao cho đúng cách và tiệt trùng là cực kỳ quan trọng trong quá trình phục hồi sức khỏe của người bệnh.
2. Quy trình chăm sóc vết thương sau mổ
Chuẩn bị thay băng rửa vết thương
- Khi thay băng rửa vết thương, nếu có thể nên chọn địa điểm là phòng vô khuẩn, sạch, kín đáo và có đủ ánh sáng để thay băng.
- Động viên và chuẩn bị tinh thần cho người bệnh, tránh tâm lý stress, kích động và khó chịu trong quá trình thay băng.
- Chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ thay băng, yêu cầu trước khi chuẩn bị thì người thay băng cần đeo khẩu trang và rửa tay, dụng cụ dùng để thay băng phải là dụng cụ vô khuẩn.
- Trước khi thay rửa vết thương nên để dưới vết thương một tờ báo hoặc giấy nilong, điều này giúp cho quá trình thay rửa vết thương không làm bẩn giường, sàn nhà...
- Bên cạnh người thay băng nên để một túi đựng các loại băng bẩn, bông lau rửa vết thương...
Tiến hành thay băng, cắt chỉ vết thương sau mổ
Tháo bỏ băng cũ cho vết thương, chú ý khi tháo băng chỉ chạm vào phần băng còn sạch, nếu băng quá bẩn nên dùng kẹp để lấy băng ra, việc chạm vào phần bẩn của băng có thể làm tay người thao tác bị bẩn và dẫn tới nhiễm trùng thứ phát cho vết thương.
Nếu băng khó tháo có thể lấy kéo cắt băng và chú ý cần lấy hết phần chân băng (nếu là băng dính). Với băng cuộn nên tháo ngược chiều băng, chú ý cần làm nhẹ nhàng, không gây tổn thương cho vết thương. Khi tháo băng tới lớp băng cuối, nếu vết thương dính bạn nên lấy nước muối sinh lý tưới lên phần băng gạc.
Phần băng đã tháo nên để gọn gàng trong túi, không để dây dưa bên ngoài, gây mất vệ sinh.
Kỹ thuật rửa vết thương
Sau khi tháo băng vết thương của người bệnh cần quan sát kỹ và đánh giá chung tình trạng của vết thương, sau đó sử dụng một kẹp sạch, vô khuẩn gắp bông nhúng vào dung dịch sát khuẩn sau đó chuyển phần bông được nhúng sát khuẩn sang kẹp thứ 2 dùng để rửa vết thương (chú ý rửa từ trong ra ngoài). Rửa cho tới khi vết thương sạch và thực hiện thao tác như trên, chú ý không được làm bẩn kẹp dùng để nhúng bông vào dung dịch sát khuẩn.
Sau khi đã rửa sạch và sát trùng vết thương bằng dụng dịch sát khuẩn, lấy gạc nhúng vào dung dịch nước muối sinh lý, vắt khô và thấm khô vết thương và lau xung quanh vết thương.
Đắp thuốc và băng vết thương
Giai đoạn rửa vết thương xong nên đắp thuốc vào vết thương theo chỉ định của bác sỹ (không được phép tự ý dùng thuốc bôi lên vết thương). Sau đó sử dụng gạc y tế phủ kín lên vết thương và băng vết thươnglại.
3. Tại Hà Nội nên lựa chọn dịch vụ thay băng rửa vết thương tại nhà ở đâu?
Dịch vụ thay băng rửa vết thương tại nhà - HomeCare
Thấu hiểu những nhu cầu cấp thiết từ người bệnh,Lily & WeCaređã ra đời dịch vụ thay băng, cắt chỉ vết thương tại nhà nhanh chóng và an toàn tiện lợi, giúp người bệnh có thêm thời gian nghỉ dưỡng, không phải đi lại tới cơ sở y tế để xử lý vết thương hở.
Thông tin về dịch vụ
- Vệ sinh vết thương sau mổ, thay băng hàng ngày chống viêm nhiễm vết thương
- Hướng dẫn bệnh nhân và người nhà cách chăm sóc vết thương đúng cách
- Ưu tiên xử lý khi hỏi đáp với bác sĩ chuyên khoa về vết thương/mổ và chế độ dinh dưỡng trên website Lily & WeCare.vn
Điểm cộng tại Dịch vụ chăm sóc vết thương sau mổ tại nhà của HomeCare
- Tất cả các thiết bị, dụng cụ y tế đều đảm bảo vô khuẩn và an toàn
- Nhân viên điều dưỡng là người có kinh nghiệm và chuyên môn cao, cẩn thận, tận tình và chu đáo. Làm việc đúng giờ
- Thay băng, cắt chỉ đúng quy trình, kỹ thuật theo Bộ Y tế cấp phép.
- Cập nhật thông tin vào sổ nhật kí theo dõi vết thươnghàng ngày cho bệnh nhân. Được ưu đãi về dịch vụ hỏi đáp với bác sĩ 24h
- Mang đến sự tiện ích cũng như giảm thiểu tối đa nhiễm trùng chéo khi đến bệnh viện để chăm sóc vết thương
Các giai đoạn nhiễm trùng vết mổ
Phải làm gì khi vết khâu tầng sinh môn bị bục chỉ?
Trị sẹo sau khi cắt chỉ vết thương
Cách chăm sóc vết thương bị nhiễm trùng
Vết thương bị hở sau khi cắt chỉ phải làm sao?
Chi phí gói dịch vụ chăm sóc vết thương sau mổ tại HomeCare
Chi phí dịch vụ:
- 150.000 đồng - 200.000 đồng / một lần/ vết thương có kích cỡ < 10 cm
- Từ 200.000 - 250.000 đồng/một lần/ vết thương có kích cỡ > 10 cm
Với vết thương mổ viêm ruột thừa không biến chứng ( 2 lỗ) tính mức phí như vết thương có kích cỡ < 10cm. Chi phí có thể thay đổi khi nhân viên đánh giá vết thương trực tiếp tại nhà bệnh nhân.
Xem thêm:
- 5 nguyên tắc vàng trong chăm sóc vết thương sau khi cắt chỉ
- Vết thương bị hở sau khi cắt chỉ phải làm sao?
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!