Khoai lang là loại thực phẩm giàu tinh bột, đường, chất xơ, vitamin A dưới dạng beta-caroten và vitamin C, protein độc đáo có khả năng chống oxy hóa (antioxidant), vitamin B6, kali, sắt…
Cũng vì chứa thành phần dinh dưỡng cao nên loại củ này có tác dụng trong việc chống oxy hóa, kháng viêm, ngừa táo bón, giảm cân, làm đẹp. Đặc biệt, nó còn giúp ngăn ngừa các bệnh nguy hiểm như ung thư, tim mạch, đột quỵ…
Dù vậy, nếu ăn không đúng cách, khoai lang có thể gây hại cho sức khỏe. Đặc biệt là khi mua về thấy vỏ khoai có dấu hiệu này cần dứt khoát bỏ đi, cố ăn sẽ sinh bệnh.
Dấu hiệu 'lạ' trên khoai lang cần phải bỏ ngay
Theo lương y Vũ Quốc Trung (Hội Đông y Việt Nam), khoai lang khi để lâu trong môi trường không đảm bảo sẽ xuất hiện các hiện tượng đốm đen, mốc, xuất hiện mùi khó chịu, đó là khoai đã bị hà (bị hỏng). Khoai bị hà là do đã bị nhiễm khuẩn vằn đen nhưng nhiều người vì tiếc của nên không vứt đi mà chỉ dùng dao loại bỏ phần đốm đen rồi luộc ăn bình thường. Thực chất, khoai bị hà dù luộc hay nướng cũng sẽ không thể tiêu diệt được độc tố, vì vậy khi ăn vào có thể trúng độc với các biểu hiện như khó thở, buồn nôn, tiêu chảy…
Khoai lang khi để lâu trong môi trường không đảm bảo sẽ xuất hiện các hiện tượng đốm đen, mốc, xuất hiện mùi khó chịu, đó là khoai đã bị hà.
Cũng theo các chuyên gia thực phẩm, bệnh khuẩn vằn đen có thể tiết ra các độc tố như sê-tôn khoai lang và cồn sê-tôn khoai lang, đây đều là những chất kịch độc đối với gan. Khi chúng ta ăn những củ khoai lang có đốm đen rất dễ bị trúng độc, nếu nghiêm trọng có thể sốt cao, co giật, nôn ra máu, hôn mê, thậm chí tử vong, chính vì vậy nếu củ khoai bị hà thì nên bỏ ngay chứ không nên gọt bỏ phần đốm đen để dùng tiếp.
Những lưu ý cần nhớ khi ăn khoai lang
- Người có hệ tiêu hóa không tốt cần thận trọng khi ăn khoai lang vì lượng đường trong khoai khá nhiều, nếu ăn nhiều thì cơ thể nhất thời không hấp thụ hết, phần còn thừa sẽ lưu lại trong đường ruột dễ bị lên men, gây đau bụng.
- Không ăn khoai lang kèm quả hồng: 2 món này nên ăn cách nhau khoảng 5h trở lên. Nếu ăn cùng, lượng đường trong khoai lang sẽ lên men trong dạ dày, khiến dịch vị dạ dày tiết ra nhiều hơn, phản ứng với chất tannin và pectin trong quả hồng sẽ gây ra sự kết tủa, nghiêm trọng hơn có thể khiến xuất huyết dạ dày hoặc viêm loét dạ dày.
Ăn khoai lang cũng cần cẩn thận kẻo rước thêm bệnh.
- Cách ăn khoai lang tốt nhất là nên nấu chín kỹ, nếu không nó sẽ không được tiêu hóa và sẽ gây khó chịu.
- Thời điểm ăn khoai lang tốt nhất là vào buổi trưa vì buổi chiều có nhiều ánh sáng, trời nắng sẽ hỗ trợ hấp thụ hết canxi trong khoai lang.
- Đã ăn khoai thì nên giảm ăn món chính để không bị quá dư thừa tinh bột.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!