Theo dõi sức khỏe của mẹ sau khi sinh mổ

Kiến Thức Y Học - 11/24/2024

Sinh đẻ là điều tất yếu với mỗi người phụ nữ, tuy nhiên cùng với việc công nghệ phát triển thì sinh đẻ tự nhiên không còn được nhiều bà mẹ lựa chọn mà thay thế vào đó là sinh mổ để đảm bảo sự an toàn cho cả mẹ và bé. Tuy nhiên, việc chăm sóc sản phụ thế nào sau khi sinh mổ luôn không hề dễ dàng.

Sinh đẻ là điều tất yếu với mỗi người phụ nữ, tuy nhiên cùng với việc công nghệ phát triển thì sinh đẻ tự nhiên không còn được nhiều bà mẹ lựa chọn mà thay thế vào đó là sinh mổ để đảm bảo sự an toàn cho cả mẹ và bé. Tuy nhiên, việc chăm sóc sản phụ thế nào sau khisinh mổluôn không hề dễ dàng.

1. Chăm sóc vết mổ

Sau khi sinh, trong tuần đầu tiên vì các vết mổ chưa khô nên bác sĩ sẽ chăm sóc sản phụ đồng thời cung cấp thuốc giảm đau, thuốc kháng sinh.... Việc dùng thuốc không ảnh hưởng tới chất lượng sữa chúng chỉ có tác dụng khiến vết mổ nhanh chóng hồi phục để lấy lại tình trạng ban đầu cho mẹ.

Từ tuần thứ hai trở đi, các mẹ nên chỉ lau người bằng nước ấm hoặc tắm nhanh tuyệt đối không để cơ thể ngâm trong bồn tắm khiến vết mổ bị ướt. Sau khi tắm, hay dùng khăn bong sạch thấm khô vết mổ và giữ vết mổ luôn được khô, sạch sẽ. Nếu muốn vệ dinh vết mổ hãy dùng dung dịch betadin hoặc povidine 10% để giúp vết mổ nhanh liền và tránh nhiễm trùng, đồng thời nói không với thuốc kháng sinh hay phương pháp dân gian như đắp lá trầu, tỏi giã lên vết mổ.

Theo dõi sức khỏe của mẹ sau khi sinh mổ

2. Về chế độ dinh dưỡng trong bữa ăn

Sau 6 giờ sau khi mổ, sản phụ tuyệt đối không được ăn bất cứ thứ gì bởi nó ảnh hưởng xấu tới dạ dày và cơ thể của bạn, lúc này hệ tiêu hóa hoạt động kém dễ dẫn tới tình trạng đầy hơi, táo bón không tốt cho sự hồi phục của mẹ. Hãy uống nước lọc trong ngày đầu sau sinh, với thực phẩm có thể ăn cháo loãng và nước đường cho tới khi mẹ có thể xì hơi.

Khi trở lại trạng thái bình thường, các mẹ có thể ăn thức ăn giàu chất đạm và canxi, uống nhiều nước để có sữa cho bé đặc biệt tránh tình trạng táo bón. Hãy nói không với những loại thực phẩm như thịt gà, thịt bò, hải sản, rau muống... vì chúng không tốt cho vết mổ, dễ gây dị ứng hay sẹo lồi. Trong bữa ăn nên đưa vào thực phẩm giàu dinh dưỡng đạm, đường, chất sắt, rau củ quả đã nấu chín.

Vitamin A, B, C có trong các loại quả có lợi cho quá trình liền vết mổ và kiểm soát viêm nhiễm, để làm lành vết mổ và tạo máu thì sự góp mặt của vitamin K cũng như các yếu tố vi lượng luôn là điều cần thiết trong bữa ăn. Để lên lớp da non làm liền vết mổ thì sự góp mặt của protein trong bữa ăn cũng là điều không thể thiếu.

3. Chế độ vận động, nghỉ ngơi

Sauk hi sinh, việc di chuyển với các mẹ không hề dễ dàng vì thế nên nằm yên trên giường, sau đó khi đã có thể bước xuống giường nên tập đi bồ. Tuy nhiên trước đó các mẹ cũng nên tập cử động tay chân nhẹ nhàng hoặc ngồi dậy để cơ thể nhanh chóng hồi phục.

Nhiều chị em sản phụ sau khi sinh mổ lười vận động dẫn tới tình trạng táo bón hay hình thành những cục máu đông ở chân, tay gây viêm phổi sau phẫu thuật. Vì thế, việc vận động như đi bộ ngắn cũng có chức năng tăng khả năng hồi phục sau sinh mổ, giảm nguy cơ mắc bệnh biến chứng sau phẫu thuật: dính ruột, viêm tắc tĩnh mạch....

Tuy nhiên, việc tập luyện vẫn cần có chế độ hợp lý, tốt nhất là sau từ 4-6 tuần các mẹ mới nên đi bộ để đảm bảo cơ thể có thời gian hồi phục lại do phẫu thuật.

Theo dõi sức khỏe của mẹ sau khi sinh mổ

4. Vấn đề cho con bú

Sữa mẹ là tốt nhất cho sự phát triển của trẻ nhỏ vì thế sau khi sinh mẹ nên cho con bú ngay vì khi đó hàm lượng dinh dưỡng trong sữa là cao nhất, có thể tăng khả năng miễn dịch đồng thời cung cấp đầy đủ những chất thiết yếu cho cơ thể của bé.

Bạn nên cho bé bú sau một giờ đầu sinh mổ hoặc từ 4-6 tiếng với những mẹ sinh mổ bằng hình thức gây tê toàn thân. Việc cho bé bú sớm không chỉ không ảnh hưởng tới sự hồi phục của mẹ mà ngược lại nó khiến tử cung của mẹ hồi phục nhanh hơn, giảm nguy cơ bị băng huyết đồng thời còn tăng sức đề kháng cho bé và đặc biệt giúp gắn kết tình mẫu tử. Tuy vậy, bạn cũng nên cẩn thận khi cho bé bú, hãy nhờ người chăm sóc bà bầu sau sinh mổ để bé có thể hưởng thụ sữa mẹ một cách thoải mãi nhất lại an toàn cho mẹ.

5. Khâu vệ sinh cá nhân

Đây cũng là một trong những lưu ý cho bạn để có thể chăm sóc sản phụ tốt nhất, hãy lựa chọn những chiếc bàn chải mềm mại cho mẹ để tránh tình trạng chảy máu chân răng. Nên vệ sinh thân thể bằng nước ấm và lau khô người, không làm ướt vết mổ, tập đi bộ nhiều hơn để tránh hiện tượng bí tiểu sau sinh mổ.

Theo dõi sức khỏe của mẹ sau khi sinh mổ

6. Lưu ý trong thời gian hậu phẫu

Sau khi mổ, một số mẹ thường mắc phải một vài triệu chứng như sốt, sản dịch, vết mổ sưng đỏ... vì thế bạn nên lưu ý vì điều đó có thể ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của mẹ.

Khi vết mổ bị nhiễm trùng, sốt: Biểu hiện đầu tiên hoặc cũng có thể do nằm than hay mặc quá nhiều lớp quần áo vì thế uống nhiều nước và điều chỉnh nhiệt đồ căn phòng hợp lý, nên mở cửa sổ một khoảng thời gian nào đó để mẹ thấy thoải mái.

Sản dịch:Đừng lo lắng vì sản dịch cho thấy tử cung của bạn đang hồi phục tốt tuy nhiên nếu sản dịch không chảy ra sau sinh hoặc có mùi khó chịu cần báo lại với bác sĩ bởi đó có thể là dấu hiệu cho thấy vết mổ nhiễm trùng, bằng huyết hoặc bị sót nhau.

Vết mổ sưng đỏ, đau hoặc tiết dịch: Vì là vết thương nên hãy giữ chúng luôn khô, sạch để tránh bị nhiễm trùng, nếu vết mổ bị sưng hay có dấu hiệu bất thường các mẹ nên đến gặp bác sĩ.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!