Giặt đồ chung có nguy cơ nhiễm HIV không?

Xét Nghiệm - 03/29/2024

HIV là một căn bệnh vô cùng nguy hiểm. Vậy liệu những người bị nhiễm HIV/AIDS có thể sống chung với các thành viên khác trong gia đình? Nếu sống chung phải thực hiện những biện pháp vệ sinh nào để tránh lây bệnh cho người thân? Việc giặt đồ chung liệu có làm lây nhiễm HIV? Hãy cùng tìm hiểu thông tin qua bài viết dưới đây.

HIV là một căn bệnh vô cùng nguy hiểm. Vậy liệu những người bị nhiễm HIV/AIDScó thể sống chung với các thành viên khác trong gia đình? Nếu sống chung phải thực hiện những biện pháp vệ sinh nào để tránh lây bệnh cho người thân? Việc giặt đồ chung liệu có làm lây nhiễm HIV? Hãy cùng tìm hiểu thông tin qua bài viết dưới đây.

Giặt đồ chung có nguy cơ nhiễm HIV không?

Giặt quần áo chung có bị lây nhiễm HIV?

Để trả lời cho câu hỏi trên, bạn cần phải hiểu rõ về những con đường làmlây nhiễm HIV. Xin khẳng định người nhiễm HIV/AIDS vẫn có thể tiếp tục sống chung với gia đình và việc giặt quần áo chung không thể làm lây nhiễm HIV bởi những lý do sau:

HIV không lây lan qua sự tiếp xúc hoặc giao tiếp thông thường như bắt tay, ôm nhau, nói chuyện, hôn (không phải hôn miệng...), qua môi trường như không khí, nước, thức ăn hoặc qua các vết chích của muỗi, côn trùng.

HIV chỉ có thể lây lan qua các đường

- Quan hệ tình dục không sử dụng bao cao su đúng cách.

- Qua đường máu như tiêm chích (đặc biệt tiêm chích ma túy), châm cứu, cắt lể, truyền máu không an toàn.

- Từ mẹ đã bị nhiễm lây sang con khi mang thai, cho con bú bằng sữa mẹ.

Qua đó có thể thấy không có lý do gì để cách ly ngườinhiễm HIVra khỏi gia đình, trong khi đa số người nhiễm vẫn có cuộc sống bình thường, khỏe mạnh (những người lạc quan trong cuộc sống, biết tránh các yếu tố bất lợi cho sức khỏe có thể sống thêm 10-15 năm từ khi nhiễm bệnh). Đặc biệt, cuộc sống gia đình còn đem lại cho họ những lợi ích sau:

- Tình thương, sự chăm sóc của gia đình giúp người nhiễm HIV vượt qua nỗi lo sợ, khủng hoảng tinh thần và sự tuyệt vọng.

- Được chăm sóc và nghỉ ngơi tại nhà, người nhiễm HIV sẽ có tinh thần thoải mái, không mang tâm trạng mặc cảm bị xa lánh, nhất là giúp họ tránh được một số nguồn lây nhiễm bệnh nếu để họ cư trú trong bệnh viện hay cơ sở y tế khác.

- Khi còn khỏe, ngườinhiễm HIV vẫn có thể làm việc nuôi chính bản thân và gia đình.

Giặt đồ chung có nguy cơ nhiễm HIV không?

2. Làm sao để chung sống an toàn với người bị HIV?

Về vật dụng trong nhà

Nên phân biệt đồ dùng riêng và đồ dùng chung với gia đình

- Đồ dùng cần dùng riêng: những vật dụng mà người nhiễm HIVnhất thiết phải dùng riêng là khăn mặt, khăn tắm, bàn chải đánh răng, cạo lưỡi, dao cạo, dao lam, đồ cắt móng tay. Dụng cụ tiêm chích nên dùng loại sử dụng một lần rồi bỏ, nếu dùng loại sử dụng lại cần phải tiệt trùng thật kỹ bằng cách nấu trong nước sôi liên tục 20-30 phút.

- Đồ dùng có thể dùng chung với gia đình: chén, đũa, muỗng, nĩa, ly, tách, chậu rửa chén, chậu giặt, chậu tắm rửa. Quần áo, các vật dụng bằng vải của người nhiễm HIV vẫn có thể rửa, giặt chung. Nếu các đồ dùng này có dính máu, chất thải thì cần xử lý riêng bằng cách:

  • Với chén, ly, vật đựng nếu có dính máu, chất nôn mửa: rửa thật sạch dưới vòi nước, sau đó rửa lại với xà phòng hoặc nước rửa chén.
  • Với quần áo, đồ vải dính máu: ngâm nước javel chứa 0,1-0,5% clor hoạt tính trong 30 phút, rồi giặt với xà phòng (nếu dính chất nôn mửa hoặc dính phân cần giội thật sạch bằng nước trước khi ngâm javel).
  • Cách pha nước javel: javel mua ở thị trường thường là loại nguyên chất 3,75-5%, cần pha một phần javel nguyên chất với chín phần nước để có nước javel cần dùng.

Vệ sinh rác, chất thải

Các loại rác có dính máu (giấy, bông băng...) và dao lam khi dùng xong cần bỏ vào hai lần túi nilông, cột lại trước khi cho vào thùng rác. Khi máu và chất tiết rơi vãi ra ngoài, dùng giấy, vải hút nước lau sạch, sau đó lau nơi vấy bẩn bằng xà phòng và lau lại bằng nước javel hoặc cồn 70 độ.

An toàn khi tiếp xúc với máu, dịch tiết

Cần mang găng tay cao su khi chăm sóc vết thương người nhiễm HIV hoặc khi dọn dẹp đồ bẩn, chất thải dính máu. Mặc dù đeo găng tay nhưng khi làm xong, tháo găng cũng nhớ rửa tay thật sạch. Nếu dính máu, chất tiết của người bệnh, cần rửa sạch ngay bằng nước và xà phòng, sau đó dùng cồn 70 độ sát trùng.

Nếu chẳng may khi chăm sóc người bệnh, bị các dụng cụ bén nhọn gây thương tích, cần nặn ngay máu ra, rửa vết thương bằng cồn 70 độ, sau đó liên hệ ngay các điểm tham vấn để được hướng dẫn về cách điều trị dự phònglây nhiễm HIV.

Giặt đồ chung có nguy cơ nhiễm HIV không?

Lưu ý: cồn mua ở các nhà thuốc hiện nay thường là loại cồn 90 độ. Cồn 70 độ có tác dụng sát trùng hiệu quả hơn (do không làm đông kết các mô, vỏ của mầm bệnh như cồn 90 độ nên dễ thấm vào vết thương). Muốn có cồn 70 độ, bạn pha bảy phần cồn 90 độ với hai phần nước cất (hoặc nước sạch).

An toàn trong tình dục

Các biểu hiện tình cảm như nắm tay, ôm, vuốt ve, hôn ngoài miệng...không làm lây bệnh. Chỉ khi giao hợp với người bị nhiễm HIVbắt buộc phải dùng bao cao su đúng cách.

Nếu người bệnh thực hiện triệt để các biện pháp trên kèm theo lối sống lành mạnh (tránh thuốc lá, ma túy, rượu), bảo đảm đầy đủ dinh dưỡng, năng rèn luyện thân thể, tập dưỡng sinh, làm việc điều độ, tránh phung phí sức lực, không chán nản tuyệt vọng, quan tâm đến vệ sinh cá nhân... chắc chắn sẽ có cuộc sống hạnh phúc trong mái ấm gia đình.

Dịch vụ xét nghiệm HIV chính xác đảm bảo giữ kín danh tính người bệnh

Với xét nghiệm HIV, hầu hết bệnh nhân đều giấu giếm, không muốn đến bệnh viện làm, một phần vì e ngại, không muốn công khai lý lịch cá nhân, sợ xã hội miệt thị, một phần vì bệnh viện nào cũng quá tải, mất thời gian chờ đợi đến lượt và ở bệnh viện có nhiều nguồn bệnh lây nhiễm có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn. Vậy nên làm cách nào để xét nghiệm HIV không để lộ thông tin cá nhân mà cũng không cần đến bệnh viện?

Xét nghiệm tại nhà Xander đã và đang là lựa chọn của rất nhiều người đang nghi ngờ mình bị nhiễm HIV, bởi: Xander là đối tác độc quyền của Bệnh viện Đại học Y Hà Nội và hợp tác với các bệnh viện trung ương khác, có lợi thế tuyệt đối về năng lực chuyên môn y tế như Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương. Với phương châm Minh bạch tuyệt đối - Chuyên môn hàng đầu - Dịch vụ tiện lợi, Xander cam kết mang lại cho bạn dịch vụ xét nghiệm hữu ích, tiện dụng và nhanh chóng với:

  • Xét nghiệm HIV hoàn toàn ẩn danh, mọi thông tin đều được bảo mật.
  • Với xét nghiệm tại nhà ở Xander, bạn được làm xét nghiệm tại nhà, sẽ không còn phải mệt mỏi chờ xếp hàng đến lượt hay làm những thủ tục hành chính rườm rà ở bệnh viện.
  • Mẫu xét nghiệm được xử lý 100% tại phòng lab của Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ươngvới các thiết bị xét nghiệm hiện đại hàng đầu cả nước cùng các bác sĩ có chuyên môn, kinh nghiệm nhiều năm làm việc.
  • Được trả kết quả tận nơi với địa chỉ bạn đã đăng kí. Ngoài ra kết quả được trả cả qua email và tra cứu trên website, tối ưu hóa thời gian chờ kết quả.
  • Hỗ trợ đặt khám tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội.

Giặt đồ chung có nguy cơ nhiễm HIV không?

Cách tính tổng giá xét nghiệm

  • Tổng giá = Phí xử lý mẫu xét nghiệm + Giá xét nghiệm + Phí km tăng thêm
  • Phí xử lý : 30.000đ
  • Phí km tăng thêm : 5.000đ x (n-5) với n là số km tính từ 300 Đê La Thành nhỏ tới địa chỉ lấy mẫu

* Giá gói xét nghiệm HIV ẩn danh của Xander được cập nhật ở cuối bài viết.

* Với khách hàng muốn xử lí mẫu tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, vui lòng liên hệ với hotline: (024) 73049779 / 0984.999.501 để được tư vấn cụ thể.

Địa chỉ:300 Đê La Thành nhỏ, Đống Đa, Đống Đa, Hà Nội

Giờ làm việc:Thứ Hai - Thứ Sáu: 06:00 - 15:30; Thứ Bảy: 06:00 - 10:00

Xem thêm:

  • Nhiễm HIV bao lâu thì xét nghiệm máu có kết quả chính xác?
  • Người có những dấu hiệu này rất có thể đã bị nhiễm HIV - Bệnh Sida

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!