Thính giác của bạn có tốt như bạn nghĩ?

Bí quyết sống khỏe - 09/18/2024

Phát hiện sớm các dấu hiệu của thính giác kém sẽ giúp việc điều trị đạt hiệu quả và chất lượng cuộc sống được tốt hơn.

Giảm thính lực là tình trạng sức nghe bị kém đi, khiến người bệnh cảm thấy khó chịu, mệt mỏi vì gặp bất tiện trong cuộc sống, giao tiếp. Phát hiện sớm các dấu hiệu giảm thính lực sẽ giúp việc điều trị đạt hiệu quả và chất lượng cuộc sống được tốt hơn.

Bạn có hay yêu cầu mọi người lặp lại câu nói 1 lần nữa khi nói chuyện với bạn? Những người xung quanh bạn có phàn nàn về việc bạn tăng âm lượng ti vi quá to? Đây là những dấu hiệu cảnh báo rằng bạn có thể bị mất thích lực.

Khả năng nghe kém sẽ khiến bạn bỏ lỡ nhiều thứ hơn so với những gì bạn nghĩ. Khi bạn không thể nghe hoặc trả lời những âm thanh xung quanh bạn, bạn sẽ không thể hiểu chuyện gì đang xảy ra, khiến bạn giảm tương tác với thế giới xung quanh, dẫn đến tinh thần bị áp lực và giảm năng suất lao động.

googletag.cmd.push(function() { googletag.display('div-gpt-ad-1556806654315-0'); });

googletag.cmd.push(function() { googletag.display('div-gpt-ad-1556806741740-0'); });

Đây là tình trạng rất phổ biến ở người cao tuổi chỉ xếp sau viêm khớp và tăng huyết áp. Nhưng hiện nay việc giảm thích lực ở người trẻ tuổi cũng gia tăng rất nhanh.

Nguyên nhân lớn nhất gây giảm thính lực ở người trẻ tuổi là do tiếp xúc nhiều với tiếng ồn. Khoảng 36 triệu người Mỹ bị mất thính lực và 95% trong số họ cần phải sử dụng máy trợ thính. Nhưng thực tế chỉ có 23% trong số đó sử dụng chúng, còn lại đa số họ đều không biết rằng thính giác của mình đã bị mất.

Dưới đây là những dấu hiệu cho thấy bạn đang mắc phải chứng mất thính giác:

Bạn luôn phải yêu cầu người khác lặp lại lời vừa nói

Một trong những cảnh báo lớn nhất của việc mất thính giác là bạn luôn yêu cầu đối phương lặp lại những gì họ nói nhiều lần. Tai bạn nghe như có người khác đang lầm bầm, cảm giác nghe không trọn vẹn như bị nuốt chữ. Giọng nói có tần số cao như tiếng nói của phụ nữ và trẻ em làm bạn cảm thấy chói tai, khó nghe. Và bạn sẽ cảm thấy cuộc sống bị ảnh hưởng nếu không thể nghe rõ đối phương nói gì, ngược lại đối phương cũng đang phải chịu đựng vì điều đó.

Trường hợp này phổ biến nhất ở người cao tuổi và người thường xuyên làm việc ở nơi có tiếng ồn lớn gây tác động mạnh đến tai.

Không thể nghe rõ ở những nơi ồn ào

Mất thính giác khiến bạn khó nghe rõ ở những nơi công cộng có nhiều tiếng ồn phức tạp như trên máy bay, ô tô, nhà hàng… Đi dạo và lắng nghe âm thanh xung quanh, nếu thính giác không bình thường, bạn sẽ không nghe rõ tiếng động của thiên nhiên như tiếng lá xào xạc, tiếng côn trùng… Việc không thể nghe rõ khiến bạn khó tham gia vào các hoạt động xã hội và làm bạn cảm thấy bị áp lực.

Tăng âm lượng

Thính giác của bạn có tốt như bạn nghĩ?

Bạn thường xuyên tăng âm lượng tivi hoặc radio cao đến mức người xung quanh phàn nàn về điều đó thì có thể bạn đã bị mất thính lực. Và tốt nhất là bạn nên đi kiểm tra thính giác ngay. Thanh thiếu niên thường vặn âm thanh to để nghe nhạc. Tốt nhất hãy ngừng ngay việc làm này lại vì sẽ gây phá hủy thính giác và không thể hồi phục được.

Ù tai

Ù tai cũng là dấu hiệu cảnh báo việc bạn bị mất thính giác. Một nghiên cứu vào năm 2013 ở Brazil cho thấy 500 người cao tuổi bị mất thính giác và 43% trong số họ bị ù tai. Đây cũng là lời cảnh báo dành cho trẻ em, nếu con bạn hay than vãn về việc đau tai hay ù tai thì bạn nên nhanh chóng đưa trẻ đi kiểm tra.

Bạn hay bỏ lỡ âm thanh hằng ngày

Bạn thậm chí còn không nghĩ rằng việc bõ lỡ những âm thanh hằng ngày trong cuộc sống cũng là một trong những dấu hiệu đáng được chú ý đến. Lần cuối bạn nghe tiếng chim kêu ngoài cửa sổ nhà bạn là khi nào? Có phải bạn không thể nghe được tiếng báo thức từ thiết bị báo thức của bạn trong khi ngủ? Hãy đến bác sĩ để kiểm tra ngay, thậm chí là những dấu hiệu nhỏ nhất.

Bạn có thể tìm hiểu thêm: Chấn thương tai do âm thanh

Gặp rắc rối khi nói chuyện điện thoại

Thính giác của bạn có tốt như bạn nghĩ?

Hầu hết các cuộc điện thoại của bạn đều không liên tục hoặc đứt quãng và khi nghe qua điện thoại bạn sẽ cảm thấy đau tai.

Thay vì tránh né các cuộc gọi hay tránh né những cuộc trò chuyện hằng ngày thì bạn nên đi kiểm tra và điều trị chứng mất thính giác. Đôi khi bạn không nhận ra mất thính giác là nguy cơ tiềm ẩn dẫn đến điếc và không thể điều trị được nữa. Vậy nên, khi bạn mắc phải 1 trong 6 dấu hiệu trên thì nên đi kiểm tra và điều trị nhanh nhất và tốt nhất nên dành thời gian khám định kì cho đôi tai bạn nhé.

Không nên để chúng phát triển thành khiếm thính, vì tình trạng giảm thính lực kéo dài có thể gây ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống, công việc… của người bệnh, thậm chí, nếu không được phát hiện, chữa trị kịp thời có thể gây điếc vĩnh viễn. Có gì hơn được sức khỏe của bản thân. Đôi tai của bạn không khỏe như bạn đang nghĩ đâu.

Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:

  • Mất thính giác: Nguyên nhân và triệu chứng
  • Người lớn hãy lưu ý nếu trẻ có dấu hiệu mất thính giác
  • Làm sao để cải thiện tình trạng mất thính giác?

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!