Thoát vị đĩa đệm là bệnh lý cột sống mãn tính, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống người bệnh. Ngoài việc tuân thủ đúng theo phác đồ điều trị của các bác sĩ chuyên khoa, kết hợp với chế độ ăn uống hợp lý sẽ giúp quá trình điều trị bệnh đạt hiệu quả cao, ngăn ngừa cơn đau tái phát. Hãy cùngLily & WeCare tìm hiểu xem bệnh thoát vị đĩa đệm kiêng ăn gì.
Sơ lược về bệnh thoát vị đĩa đệm
Thoát vị đĩa đệm được hiểu đơn giản là tình trạng các đĩa đệm ở giữa các đốt sống cột sống bị lệch ra khỏi vị trí ban đầu của nó, và gây chèn ép lên tủy sống hoặc các rễ dây thần kinh làm cho người bệnh bị đau lưng – vai – gáy.
Trên thực tế, tình trạng thoát vị đĩa đệm có thể xảy ra ở bất kì đoạn nào của cột sống nhưng chủ yếu là hay gặp vị trí thắt lưng. Nếu bệnh mới xuất hiện thì bệnh nhân chỉ có cảm giác đau thắt lưng và cơn đau lan dần xuống chân – trường hợp này gọi là đau thần kinh tọa. Nếu bệnh đã tiến triển thành thoát vị đĩa đệm cột sống toàn cục thì sẽ gây ra những cơn đau kể cả ở cổ, vai và gáy. Và nếu rễ thần kinh cánh tay bị chèn ép thì người bệnh sẽ xuất hiện thêm hiện tượng tê tay.
Không thể phủ nhận chức năng của các đĩa đệm trong việc đóng vai trò như một bộ phận giảm xóc cho cơ thể và giúp hỗ trợ cột sống chuyển động linh hoạt hơn. Tuy nhiên, đây cũng là bộ phận phải chịu nhiều áp lực nhất của cơ thể và bị ảnh hưởng về mọi mặt như giới tính, cơ địa, tuổi tác, bệnh tật...
Có rất nhiều nguyên nhân gây nên bệnhthoát vị đĩa đệm nhưng điển hình là một số nguyên nhân sau:
– Chấn thương cột sống: Là tình trạng cột sống bị tổn thương trong quá trình lao động thường ngày như bưng - bê - vác nặng, hoặc tư thế đi - đứng - ngồi sai cách.
– Do tuổi tác: Người càng cao tuổi thì càng dễ gặp nguy cơ bị mắc bệnh thoát vị đĩa đệm. Khi tuổi đã cao, cơ thể dần dần bị lão hóa, các đĩa đệm bị mất nước và trở nên khô. Khi các đĩa đệm bị suy yếu thì sẽ gây tăng áp lực lên cột sống, các nhân nhầy bên trong bị vỡ ra à gây ra tình trạng gọi là thoát vị đĩa đệm.
– Nguyên nhân do bệnh lý về cột sống: Một số bệnh lý gây ảnh hưởng tới cột sống cũng là nguyên nhân gây ra bệnh thoát vị đĩa đệm, ví dụ điển hình như thoái hóa cột sống, gai đôi cột sống bẩm sinh, gù – vẹo cột sống bẩm sinh...
– Người bị thừa cân, béo phì: Khi cơ thể có trọng lượng vượt quá mức mà xương cột sống có thể chịu đựng được, sức nặng đè lên cột sống sẽ ngày càng tăng và gây ra bệnh thoát vị đĩa đệm.
–Thiếu chất: Một chế độ ăn uống thiếu hụt chất dinh dưỡng, sử dụng chất kích thích hoặc di truyền từ bố mẹ sang con cái cũng là những nguyên nhân gâythoát vị đĩa đệm.
Bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cần kiêng ăn gì?
Bệnh nhân thoát vị đĩa đệm kiêng ăn gì? Dưới đây là danh sách các thực phẩm đó:
- Thực phẩm giàu chất đạm và điển hình là các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt lợn... Để tiêu hóa được lượng thịt đỏ được cung cấp, cơ thể sẽ phải sản sinh ra nhiều nồng độ acid và cả canxi để trung hòa acid. Nếu cơ thể thiếu canxi thì lượng canxi từ hệ xương khớp sẽ tự động bị rút ra và làm gia tăng nguy cơ bị viêm khớp, loãng xương...
- Thực phẩm chứa nhiều Purin và Fructose như thịt gia cầm – gia súc, cá trích, các đồ muối, nội tạng động vật. Purin và Fructose là 2 thành phần khi được nạp vào cơ thể sẽ gây ra phản ứng kích thích gây viêm ở khớp.
- Thực phẩm chứa nhiều dầu, mỡ như thức ăn nhanh, đồ rán, đồ nướng... Đơn giản vì trong các thực phẩm này có chứa các chất béo bão hòa làm thúc đẩy tình trạng viêm ở khớp, xương... khiến tình trạng sưng, đau trở nên nặng nề hơn.
- Đồ uống có chứa cồn như bia, rượu, cà phê... vì các đồ uống này có thể khiến tình trạng bệnh diễn ra trầm trọng hơn.
Ngoài ra, bệnh nhân thoát vị đĩa đệm nên lưu ý không ngồi quá lâu, hạn chế khuân vác các đồ vật nặng, hạn chế các hành động cử động thắt lưng mạnh, tránh không nằm nhiều và thận trọng khi thay đổi tư thế.
Qua bài viết, chắc hẳn bạn đã biết bệnh nhânthoát vị đĩa đệm kiêng ăn gì cho tốt và nên hạn chế những gì để hỗ trợ tốt nhất trong quá trình điều trị bệnh. Chúc bạn luôn khỏe mạnh và mau chóng thoát khỏi căn bệnh khó chịu này.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!