Các mẹ quan tâm thời gian thức, ngủ, khóc của trẻ sơ sinhtrong 24 giờ đầu đời như thế nào là đúng đắn và khoa học nhất? Cùng Lily & WeCare tìm hiểu thông tin về thời gian biểu của bé để có cách chăm con toàn diện.
Nỗi lo lắng trong 24 giờ sau khi bé ra đời
Chăm sóc trẻ sơ sinh đúng cách chưa bao giờ khó khăn như cuộc sống hiện đại ngày nay. Đối với những bà mẹ đã có kinh nghiệm, việc chăm sóc trẻ sao cho khoa học, chính xác và giúp bé phát triển toàn diện nhất cũng là một điều cực kì khó khăn. Bởi vì, trong vòng 24 giờ đồng hồ đầu tiên sau khi trẻ ra đời, việc chăm sóc tốt hay không sẽ quyết định tới sức khỏe của cả cuộc đời trẻ nhỏ. Rất nhiều bà mẹ chia sẻ rằng đó là quãng thời gian lo lắng, hồi hộp và cũng rất kinh khủng của họ. Vì sao lại như vậy?
Hầu hết những ông bố bà mẹ, kể cả những người xung quanh rất lo lắng cho trẻ khi cất tiếng khóc, một tiếng ho nhẹ cũng khiến mọi người giật mình lo lắng. Trong khi đó, còn biết bao vấn đề khác nảy sinh như bé bị nôn khi ăn, quấy khóc, vàng da, đổ mồ hôi,... cũng khiến các mẹ hoảng loạn.
Sau khi sinh trẻ chưa thích nghi kịp với môi trường ngoài bụng mẹ cho nên sẽ có những phản ứng khiến gia đình bạn lo lắng. Tuy nhiên nếu biết cách chăm sóc bé cẩn thận, đồng thời biết đúng thời gian biểu thức, ngủ, khóc của trẻ sau 24 giờ khi sinh xong thì chắc chắn bố mẹ sẽ không còn lo lắng và luống cuống nữa.
Thời gian thức, ngủ, khóc của trẻ sơ sinh trong 24 giờ đầu đời
Thời gian ngủ của bé
Thông thường, khi sinh ra trong vòng 24 giờ đồng hồ thì bé thường ngủ từ 16-18 tiếng. Đại đa số trẻ sơ sinh thích ngủ trong chăn ấm áp, quấn chặt chăn để mang lại cảm giác an toàn như đang ở trong bụng mẹ. Các mẹ cần chú ý những điểm sau:
- Khi ngủ nhớ đặt bé nằm ngửa.
- Không để bé ngủ một mình mà phải có người nằm bên hoặc có người trông nom cẩn thận.
- Tuyệt đối không để những vật dung như khăn, mùng, mền,... xung quanh bé vì dễ gây ra hiện tượng bé giật vào và che lên đường mũi gây đột tử.
Thời gian khóc
Trong vòng 24 giờ đồng hồ đầu tiên sau khi chào đời, bé rất ít khóc mà thay vào đó bé ngủ nhiều hơn vì đã phải mệt nhọc trải qua một cuộc “vượt cạn” khá cam go cùng mẹ. Ngày đầu tiên thường trải qua trong yên lặng, bé ngủ nhiều và chỉ khóc khi muốn ăn.
Sau này, khi trẻ sơ sinh bắt nhịp được với cuộc sống hàng ngày và môi trường xung quanh chắc chắn bạn sẽ phải khá mệt mỏi vì bé khóc thường xuyên hơn. Xuất hiện một số nguyên nhân xảy ra tình trạng bé khóc chính là: tè dầm, đói, mệt mỏi, muốn được bế, gắt ngủ,... Tuy nhiên số lần khóc ngày một giảm đi khi tuổi của bé gia tăng.
Mách mẹ nhận biết bệnh qua những biểu hiện thường gặp ở con
Chế độ dinh dưỡng tốt cho bà bầu ở nơi công sở
Khẩu vị của mẹ bầu ảnh hưởng tới thai nhi như thế nào?
6 cách ăn uống khiến trẻ còi cọc, ốm yếu vào mùa hè
7 cách của các bà mẹ thông thái giúp trẻ ngủ ngon giấc
Thói quen ăn uống của trẻ sơ sinh
Sau khi sinh xong, các mẹ nên cho con ăn để bổ sung dưỡng chất cho trẻ. Khi mới sinh ra, trong cơ thể bé còn khá sạch sẽ, cho bé bú sữa mẹ sẽ giúp cho kháng thể có lợi làm sạch hệ thống tiêu hóa, cho bé một hệ tiêu hóa vững chắc nhất.
Cứ 2 tiếng cho bé bú sữa một lần bởi dạ dày bé chỉ chứa được tối đa 90ml sữa mẹ. Chính vì thế không nên cho bé ăn quá no hoặc cũng không thể để bé quá đói, bé sẽ gắt và quấy khóc mạnh hơn.
Trong những ngày đầu tiên sau khi sinh, khối lượng cơ thể bé bị giảm, đồng thời bé đi ngoài ra phân su. Mẹ không cần lo lắng, đó là hiện tượng bình thường mà tất cả những bé sinh ra đời đều gặp phải. Mẹ nên bổ sung lượng sữa thích hợp cho bé chứ không nên ép bé ăn. Cứ 2 tiếng cho con ăn một lần, ăn ít nhưng cho ăn nhiều lần sẽ giúp hệ tiêu hóa của bé hoạt động hoàn hảo nhất.
Trên đây là những chia sẻ của Lily & WeCare về thời gian thức, ngủ, khóc của trẻ sơ sinh trong 24 giờ đầu đời. Hy vọng rằng các mẹ sẽ có thêm kiến thức cơ bản để giúp bé có được những bước đi đầu tiên vững chắc nhất, để sau này phát triển thể chất một cách toàn diện.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!