Thói quen cắn móng tay ở trẻ, mẹ nên giúp con khắc phục ngay

Chăm Sóc Bé - 05/09/2024

Thói quen cắn móng tay ở trẻ, là tật xấu thường bắt gặp ở rất nhiều trẻ em, nhất là đối với những bé khoảng 3 tuổi. Nếu các mẹ phát hiện con có thói quen cắn móng tay thường xuyên thì có thể bé yêu của bạn đang gặp vấn đề về tâm lí, stress... Các mẹ cần phải có những biện pháp giúp trẻ từ bỏ tình trạng cắn móng tay.

Thói quen cắn móng tay ở trẻ, là tật xấu thường bắt gặp ở rất nhiều trẻ em, nhất là đối với những bé khoảng 3 tuổi. Nếu các mẹ phát hiện con có thói quen cắn móng tay thường xuyên thì có thể bé yêu của bạn đang gặp vấn đề về tâm lí, stress... Các mẹ cần phải có những biện pháp giúp trẻ từ bỏ tình trạng cắn móng tay.

Điều gì khiến trẻ cắn móng tay?

Thói quen cắn móng tay ở trẻ có thể là do trong bản tính của trẻ đã có trạng thái thần kinh này, hoặc trẻ bị trách móc, đánh đòn nhiều, hoặc không có khả năng đáp ứng yêu cầu, kì vọng từ cha mẹ. Tật xấu này ở trẻ xuất hiện cũng có thể là do trẻ đang thẩn thờ và không biết làm gì, tò mò, hiếu kì...

Khi phải sống trong gia đình mà bản thân cha mẹ cũng căng thẳng, bồn chồn và khó tính. Hay thậm chí đó là do trẻ phải chứng kiến những cảnh tượng trong cuộc sống hay trên ti vi, khiến các em lo lắng dẫn đến stress và hiện tượng cắn móng tay rất dễ xuất hiện. Hoặc có nhiều người xung quanh có nhiều bạn bè, người quen hay cắn móng tay, thì trẻ cũng dễ bắt chước theo hành động này.

Thói quen cắn móng tay ở trẻ, mẹ nên giúp con khắc phục ngay

Tác hại của thói quen cắn móng tay ở trẻ

Thói quen cắn móng tay ở trẻ em không chỉ gây tổn hại về tâm lí mà còn ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe. Nếu hành động này lặp đi lặp lại, sẽ làm cho bé dễ bị nhiễm các bệnh về giun sán và hô hấp. Móng tay là nơi chứa nhiều vi khuẩn gây bệnh nhất, các vi khuẩn gây bệnh sẽ ẩn náu dưới móng tay và thừa cơ xâm nhập vào cơ thể trẻ mỗi khi cắn móng tay.

Việc cắn móng tay ở trẻ hằng ngày, sẽ gây tổn thương khớp răng,vì trẻ em ở độ tuổi này răng còn rất non yếu, nên việc có thói quen cắn móng tay khiến cho răng bị mòn, rạn nứt. Nếu thói quen diễn ra lâu ngày không được sửa chữa sẽ dẫn đến làm chết tủy và gây nhiễm trùng, nặng hơn nữa trẻ có nguy cơ bị hỏng hàm. Ngoài ra khi trẻ cắn móng tay thường xuyên còn khiến bé phát âm không chuẩn, ảnh hưởng đến thẩm mĩ của trẻ sau khi trưởng thành.

Thói quen cắn móng tay ở trẻ làm cho móng tay bị tổn thương và chảy máu, nếu trẻ cứ tiếp diễn hành động này trong vô thức, có nghĩa là trẻ sẽ không biết mình đang cắn móng tay. Đây cũng là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng tới thần kinh và sự phát triển não bộ của bé. Vì nó là dấu hiệu stress ở các bé có thể do áp lực trong học tập, bạn bè, gia đình, nhà trường... mà khiến trẻ có thói quen xấu này.

Thói quen cắn móng tay ở trẻ, mẹ nên giúp con khắc phục ngay

Mẹ cần làm gì để giúp trẻ từ bỏ cắn móng tay?

Muốn trẻ từ bỏ việc cắn móng tay, trước tiên chúng ta cần xác định được nguyên nhân tại sao trẻ cắn móng tay, cắn lúc nào, cắn ra sao? Khi xác định được nguyên nhân chúng ta có thể loại bỏ được nguyên nhân trẻ cắn móng tay do bị stress, lo lắng... Việc này là rất quan trọng, vì khi tìm được lý do mà khiến trẻ hay cắn móng tay như thế bạn sẽ dễ dàng tìm cách để khắc phục cho bé thoát khỏi tật xấu này.

Bố mẹ không nên la mắng hay trách phạt con, vì khi chúng ta la mắng chỉ làm cho trẻ càng căng thẳng hơn thôi, nên rất khó khiến trẻ từ bỏ thói quen cắn móng tay. Bên cạnh đó chúng ta nên giải thích tác hại của việc cắn móng tay cho con hiểu.

Những cuộc nói chuyện sẽ là một giải pháp rất hữu hiệu, hoặc có thể các mẹ cho con coi hình ảnh của giun sán và giải thích “Nếu con cắn móng tay thì con sẽ nuốt hết những con giun này vào bụng...”. Các mẹ cần kiên trì sữa đổi thói quen cắn móng tay ở trẻ. Thay vì để trẻ nhàn rỗi không làm gì cắn móng tay thì các mẹ có thể cho trẻ tham gia các hoạt động sử dụng cả 2 tay như nặn đất sét, vẽ tranh, gián hình, cắt giấy... Bố mẹ hãy đồng hành cùng các bé, nhắc nhỡ, khuyên bảo nhẹ nhàng thì dần dần tật cắn móng tay ở trẻ sẽ biến mất.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!