Thói quen rửa đũa kiểu này hầu như ai làm cũng tưởng tốt cho sức khỏe, ai dè rước bệnh vào thân!

Sống khỏe mạnh - 11/24/2024

Khi rửa đũa nên rửa từng chiếc với nước rửa bát, sau đó rửa thêm một lần nữa từng chiếc với nước thường.

Rửa đũa bằng cách chà xát mạnh, vỗ mạnh dưới nước sạch không tốt như bạn tưởng

Đôi đũa từ lâu đã là đồ dùng không thể thiếu trên mâm cơm của người Việt cũng như của các gia đình ở châu Á nói chung. Đôi đũa gần gũi với cuộc sống của người dân Việt Nam tới mức gần như là nét văn hóa dân tộc. Mặc dù vậy, không phải ai cũng biết đôi đũa ăn hàng ngày cũng có mối quan hệ mật thiết với sức khỏe mỗi người.

Hàng ngày, chúng ta vẫn sử dụng đũa ăn và gắp thức ăn cho vào miệng. Dù ít dù nhiều, đôi đũa ăn cũng có tác động nhất định đến sức khỏe của mỗi người khi sử dụng để ăn cơm hàng ngày. Do đó, việc rửa sạch đũa vô cùng quan trọng vì là bước cuối cùng đưa thức ăn vào miệng, bước cuối cùng hạn chế hay tăng thêm nguy cơ mắc bệnh cho người dùng.

Thói quen rửa đũa kiểu này hầu như ai làm cũng tưởng tốt cho sức khỏe, ai dè rước bệnh vào thân!

Khi rửa đũa, chúng ta vẫn thường có thói quen xát xà phòng chà hết một lượt cho tổng thể, sau đó rửa lại với nước.

Bạn thường rửa đũa theo cách nào? Không bàn luận trong trường hợp chỉ có một đôi đũa cần phải rửa sạch sau khi ăn xong, hãy thử nghĩ đến một gia đình thông thường có 4 người trở lên. Chúng ta sẽ có một số đũa nhất định cần phải rửa sau khi ăn xong. Chúng ta rửa đũa như thế nào? Chắc chắn là rất nhiều người sẽ chủ quan, không mấy bận tâm về độ sạch bẩn của đũa ăn, hoặc rửa kỹ lắm nhưng hóa ra lại vô tình khiến chủ thể rước bệnh cho lần ăn uống sau.

Khi rửa đũa, chúng ta vẫn thường có thói quen xát xà phòng chà hết một lượt cho tổng thể, sau đó rửa lại với nước. Chưa hết, chúng ta cũng có thói quen chà xát chúng với nhau, vỗ thật mạnh vào tay dưới vòi nước. Chúng ta vẫn cứ nghĩ đó là cách rửa đũa vừa nhanh vừa sạch.

Nhưng bạn có biết, việc rửa đũa kiểu 'thô bạo' này sẽ làm hỏng lớp bảo vệ bên ngoài của đũa, theo thời gian sẽ vô tình tạo ra những vết nứt nhỏ khiến bề mặt của những chiếc đũa dần trở nên thô ráp, tạo điều kiện cho vi sinh vật sinh sôi, phát triển.

Thói quen rửa đũa kiểu này hầu như ai làm cũng tưởng tốt cho sức khỏe, ai dè rước bệnh vào thân!

Việc rửa đũa kiểu 'thô bạo' này sẽ làm hỏng lớp bảo vệ bên ngoài của đũa, theo thời gian sẽ vô tình tạo ra những vết nứt nhỏ khiến bề mặt của những chiếc đũa dần trở nên thô ráp, tạo điều kiện cho vi sinh vật sinh sôi, phát triển.

Chưa hết, hiện nay cuộc sống đô thị hóa, cần sự nhanh chóng, tiện lợi nhiều khi khiến bạn không đảm bảo việc làm khô đũa trước khi cắm vào ống dùng cho lần sau. Đã bao lâu rồi bạn không hong đũa ra ngoài nắng? Có phải bạn vẫn thường rửa xong rồi cắm ngay vào ống đũa, cùng lắm thì vẩy đũa vài nhát trước khi cắm, cũng không đảm bảo hết ẩm ướt. Bạn nghĩ xem, cách rửa đũa này liệu có đảm bảo sức khỏe cho bạn về lâu dài?

Rửa đũa bằng cách chà xát mạnh có thể khiến người dùng đối mặt với nguy cơ ung thư

Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh (Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm, ĐHBKHN), đũa làm từ tre, gỗ rất dễ bị nấm mốc nhất, trong khi đó những loại bằng sắt, inox khó bị nấm mốc hơn nhưng không hoàn toàn tuyệt đối nên vẫn phải cảnh giác.

'Để làm đũa có chất lượng cao hơn, không bị ngấm nước, thông thường các nhà sản xuất phải đánh bóng, sau đó nhuộm màu làm bóng bằng cách sơn phủ lên đũa một lớp bóng với những chất liệu khác nhau như véc-ni hoặc dầu bóng, thực chất là loại polime. Trên thực tế, sơn được nhà máy sơn sản xuất để sơn gỗ, sơn chống gỉ… Trong trường hợp sử dụng loại sơn này để sơn đũa thì có thể gây độc hại, vì chất sơn trong đó có thể phôi pha ra ngoài, hoặc nhiễm vào thực phẩm', PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh cho hay.

Thói quen rửa đũa kiểu này hầu như ai làm cũng tưởng tốt cho sức khỏe, ai dè rước bệnh vào thân!

Theo thời gian, việc rửa đũa bằng cách chà xát mạnh, rồi vỗ mạnh vào tay dưới vòi nước đều có thể khiến đũa không còn được bảo vệ bởi lớp sơn bên ngoài.

Nhưng theo thời gian, việc rửa đũa bằng cách chà xát mạnh, rồi vỗ mạnh vào tay dưới vòi nước đều có thể khiến đũa không còn được bảo vệ bởi lớp sơn bên ngoài. Hành động này kéo dài liên tục sẽ tạo ra những vết nứt nhỏ khiến bề mặt của đũa trở nên thô ráp, tạo môi trường thuận lợi cho các loại vi sinh vật sinh sôi và phát triển.

Kết hợp với việc không được làm khô hoàn toàn sau khi rửa xong, đũa ăn lúc này chính là môi trường hoàn hảo cho nấm mốc phát triển, thậm chí là sản sinh chất gây ung thư nghiêm trọng có tên aflatoxin. Theo PGS.TS Trần Đáng (Nguyên Cục trưởng Cục An toàn Vệ sinh Thực phẩm), aflatoxin là một nhóm các chất chuyển hóa của vi nấm, có độc tính cao. Tổ chức Nghiên cứu Ung thư quốc tế IARC đã xếp loại aflatoxin B1 vào nhóm tác nhân gây ung thư cho người.

'Aflatoxin B1 có thể gây một số triệu chứng độc đối với gan nếu ở hàm lượng rất cao (vài mg/kg). Còn về độc tính lâu dài, aflatoxin B1 là chất gây ung thư, được xếp vào nhóm có khả năng gây ung thư trên người. Nếu hàm lượng aflatoxin B1 trong thực phẩm vượt quá mức quy định và sử dụng thực phẩm trong thời gian dài, người sử dụng có nguy cơ mắc ung thư', PGS.TS Trần Đáng cho hay.

Thói quen rửa đũa kiểu này hầu như ai làm cũng tưởng tốt cho sức khỏe, ai dè rước bệnh vào thân!

Để tránh khỏi nguy cơ nhiễm khuẩn, bị ung thư từ việc làm cực nhỏ này, chúng ta cần nắm rõ cách rửa đũa đúng cách.

Điều đáng nói là, hầu như không có trường hợp nào tử vong ngay lập tức khi ăn thực phẩm nhiễm lượng lớn Aflatoxin. Giống như cả một quá trình tích tụ dần dần, chúng ta bị tích độc theo thời gian, ảnh hưởng đến rất nhiều các cơ quan, bộ phận khác nhau trong cơ thể, nhất là gan, lâu dần sẽ dẫn tới ung thư gan.

'Aflatoxin không bị phân hủy ở nhiệt độ cao, dù được nấu nướng ở nhiệt độ trên 200 độ C nên có suy nghĩ dùng nhiệt độ cao để khử chất này là hết sức sai lầm. Hay nhiều người có thói quen chà xát mốc ở lạc, đậu… rồi đem phơi khô, sau đó sử dụng bình thường cũng vô cùng nguy hiểm cho sức khỏe vì cách làm này không giúp loại bỏ độc tố', PGS.TS Trần Đáng khẳng định.

Theo các chuyên gia, để tránh khỏi nguy cơ nhiễm khuẩn, bị ung thư từ việc làm cực nhỏ này, chúng ta cần nắm rõ cách rửa đũa đúng cách. Khi rửa đũa nên rửa từng chiếc với nước rửa bát, sau đó rửa thêm một lần nữa từng chiếc với nước thường. Khi rửa sạch đũa cần lau khô, nếu có thể hãy phơi nắng và cất đũa ở nơi thoáng mát để ngăn chặn môi trường ẩm ướt cho các vi khuẩn gây bệnh phát triển. Khi cắm đũa vào hộp cần đảm bảo hộp đựng có lỗ thoáng khí, thoáng nước…

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!