Mới đây, trang Sina Health đã đăng tải câu chuyện của một nhân vật khổ sở vì một thói quen tưởng như bình thường - chứng tiểu đêm.
Ông Khưu (63 tuổi) từ lâu thường xuyên đi tiểu vào ban đêm. Với thói quen này của chồng, vợ ông khuyên rằng 'tiết trời khô hanh nên cơ thể bị nóng trong, ăn mướp đắng, chịu khó nhịn một chút là trở lại bình thường'.
Sự việc liệu có phải đơn giản như vậy?
Tiểu về đêm hưởng không nhỏ tới sinh hoạt bình thường (Ảnh minh họa: Internet)
Lý giải về vấn đề này, giáo sư Diêu Hữu Sinh, phó chủ nhiệm khoa Ngoại - Nước tiểu, trường ĐH Tôn Dật Tiên cho biết, từ tuổi trung niên, tuyến tiền liệt của nam giới có xu hướng ngày càng mở rộng, đồng thời xuất hiện thêm nhiều bệnh liên quan đến nước tiểu.
Cũng theo giáo sư Diêu, đây là nguyên nhân khiến lượng nước tiểu tăng nhiều về buổi đêm, khiến nam giới đi liên tục tiểu đêm, tiểu nhiều, thậm chí đi tiểu khó. Các biểu hiện này ảnh hưởng không nhỏ tới sinh hoạt bình thường. Đây chính là hội chứng tăng sản tuyến tiền liệt lành tính.
Tại Trung Quốc, hơn 60% nam giới ở độ tuổi 60 gặp phải vấn đề này. Tỷ lệ này ở độ tuổi 80 còn chạm mốc 83%. Những tưởng tiểu đêm là vấn đề bình thường, nhưng thực chất đây lại là biểu hiện bất thường không thể bỏ qua.
Chứng tiểu đêm do tăng sản tuyến tiền liệt ở mức độ nghiêm trọng thường đi kèm với các triệu chứng như tiểu ra máu, đi tiểu không tự chủ, sỏi bàng quang, rối loạn chức năng thận, bí tiểu…
Những biến chứng nguy hiểm có thể khiến người bệnh phải tiến hành phẫu thuật. Do đó, khi phát hiện các triệu chứng lạ về nước tiểu, nam giới nên nhanh chóng đi thăm khám để tiến hành điều trị kịp thời.
Giáo sư Diêu Hữu Sinh khuyến cáo, đối với chứng tăng sản tuyến tiền liệt, người bệnh nên sử dụng thuốc 5α-reductase và các loại thuốc nằm trong danh mục 'Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh về tiết niệu của Trung Quốc'.
Những loại thuốc này có thể làm giảm kích thước tuyến tiền liệt, cải thiện các triệu chứng và ức chế sự phát triển của bệnh.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!