Thóp trẻ sơ sinh đóng sớm hay đóng muộn đều có ảnh hưởng đến sự phát triển về thể chất và trí tuệ của bé. Chính vì vậy, các mẹ cần chú ý khi quan sát sự thay đổi thóp đầu của trẻ để có phương pháp chăm sóc bé phù hợp nhất.
Thóp đầu là gì?
Ở trẻ sơ sinh, có một phần xương chưa khép kín hoàn toàn ở phần đỉnh đầu mà người ta thường gọi là thóp đầu. Thóp đầu có cấu tạo 2 phần: Phần thóp trước có dạng hình thoi, chính là khe hở giữa xương trán và xương đỉnh đầu; phần thóp sau có dạng hình tam giác, chính là khe hởi giữa xương đỉnh đầu và xương chẩm.
Nếu như thóp sau gần như khép lại sau khi trẻ trào đời thì thóp trước lại cần phải trải qua một quá trình thay đổi với kích thước dao động từ 0,6 – 3,6 cm, trung bình là 2,1 cm. Một điều đặc biệt là thóp trẻ sơ sinh đủ tháng hay sinh non đầu có kích thước tương tự nhau. Mặc dù chỉ chiếm một diện tích nhỏ nhưng thóp trẻ sơ sinh lại phản ảnh chính xác tình trạng bên trong cơ thể của bé. Theo đó, bác sĩ thường coi thóp như tấm gương phản ánh bệnh tật của trẻ và nếu chịu khó quan sát một chút thì thông qua sự thay đổi tuy nhỏ của thóp đầu, chúng ta có thể tự xác định được bệnh cho bé.
Thời gian thóp trẻ sơ sinh khép lại
Khi trẻ mới sinh ra, thóp trước có kích thước 2,5 x 2,5 cm. Sau khoảng 2 - 3 tháng, thóp đầu sẽ thay đổi kích thước do sự tăng chu vi đầu của trẻ, dần dần thóp đầu sẽ nhỏ dần và đến tháng thứ 12 – 18 bắt đầu khép lại. Đối với thóp sau, ngay từ lúc sinh ra hoặc chậm nhất là 4 tháng đã khép lại hoàn toàn.
Thóp đóng sớm có làm sao không?
Thóp trẻ sơ sinh dù đóng sớm hay đóng muộn đều là biểu hiện của các vấn đề bệnh lý. Do đó, các mẹ cần quan sát kỹ để nhận biết sớm các bệnh ở trẻ.
Thóp trẻ sơ sinh đóng sớm
Với trường hợp thóp trẻ sơ sinh đóng quá sớm có thể là do não nhỏ hay xương đầu cốt hóa quá sớm làm hạn chế sự phát triển của đại não. Khi đó, trí tuệ của trẻ sẽ bị ảnh hưởng ở nhiều mức độ khác nhau. Theo nhiều đánh giá, thóp đầu đóng lại quá sớm thường do yếu tố bẩm sinh, thiếu chất hoặc sản phụ thường xuyên chiếu X quang, ngoài ra cũng có thể là hậu quả của việc bé bị viêm não hoặc đại não của bé ngừng phát triển gây nên.
Thóp trẻ sơ sinh đóng muộn
Trường hợp ngược lại, khi thóp đầu đóng muộn và mở rộng ra theo độ tuổi của bé thì cũng là hiện tượng bất thường. Điều này có thể là do xương chậm cốt hóa bởi chức năng tuyết giác kém, bé bị bệnh còi xương, suy dinh dưỡng hoặc não to khác thường. Quan niệm mọi người thường cho rằng trẻ đầu to là thông minh, nhưng thực tế đó là nhận xét phiến diện, khi thấy tình trạng trẻ đầu to, thóp rộng thì cha mẹ cũng nên cảnh giác.
Trạng thái của thóp đầu cũng biểu hiện bệnh lý
Mách mẹ cách giúp bé 5 tuổi không còn biếng ăn
Những nguyên nhân khiến trẻ 5 tuổi suy dinh dưỡng
Cách điều trị nôn trớ ở bé 5 tuổi mẹ nên biết
Tham khảo chế độ dinh dưỡng vàng cho trẻ 5 tuổi
Phát động ngày Vi chất dinh dưỡng toàn quốc năm 2017
Ở trạng thái bình thường, thóp trẻ sơ sinh bằng phẳng và phập phồng theo nhịp đập của tim. Nếu sử dụng đầu ngón tay sờ lên thóp sẽ có cảm giác mềm và trống rỗng ở dưới. Do vậy, khi phần thóp trước trở nên căng phồng lên thì có thể là dấu hiệu của các bệnh lý như xuất huyết não, viêm màng não, não úng thủy... Tuy nhiên, khi trẻ khóc thóp cũng có thể nhô lên nên bố mẹ cần phân biệt 2 trường hợp này. Bên cạnh đó, thóp trước có tình trạng lõm xuống có thể là dấu hiệu ở trẻ bị mất nước, tiêu chảy, suy dinh dưỡng mức độ nặng.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!