ThS Đinh Văn Tài: Dấu hiệu sắp rụng trứng ở phụ nữ

Cần biết - 11/24/2024

Thời điểm để tinh trùng gặp trứng tốt nhất là trong vòng 4-6 giờ sau khi trứng rụng.

Câu hỏi: Thưa bác sĩ, trước đây tôi bị nấm âm đạo nhưng đã chữa khỏi rồi. Sau khi chữa khỏi, hàng tháng, đến giữa kì kinh tôi không thấy trứng rụng. Liệu tôi có bị bệnh gì không ạ. Xin bác sĩ giải đáp giúp tôi. Cảm ơn bác sĩ rất nhiều!

ThS Đinh Văn Tài: Dấu hiệu sắp rụng trứng ở phụ nữ

Trả lời:

Một chu kỳ kinh nguyệt được tính từ ngày 'đèn đỏ' đầu tiên của bạn. Thông thường, một chu kỳ kinh bình thường sẽ kéo dài khoảng 28 – 32 ngày.

Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp kéo dài đến 35 -40 ngày. Đối với những người có chu kỳ hàng tháng không giống nhau.

Trong giai đoạn đèn đỏ, khả năng thụ thai của bạn hầu như bằng không. Bạn cũng không nên quan hệ vào những ngày này, vì khả năng viêm nhiễm rất cao.

Vệc giao hợp càng sát với thời điểm rụng trứng càng làm tăng cơ hội mang thai.  Vì vậy, việc tính toán đúng thời điểm đóng một vai trò hết sức quan trọng. Đó là chiếc chìa khóa để mở ra cánh cửa của quá trình thụ tinh.

ThS. Đinh Văn Tài - Chuyên khoa Nội - Bộ Y tế, cho biết:

Hiện tượng viêm nhiễm do nấm ở phụ nữ là khá thường gặp nguyên nhân thường gặp nhất do nấm candida albican. Trường hợp của bạn cho biết bạn đã bị nấm âm đạo và đã được chữa khỏi, nếu hiện tượng kinh nguyệt vẫn diễn ra đều đặn và sức khoẻ bình thường thì không có gì đáng lo ngại. Tuy nhiên, điều quan tâm của bạn bây giờ là không thấy trứng rụng, do đó trước hết phải xác định rõ xem bạn tự nhận biết trứng không rụng hay đã đi khám kiểm tra ở đâu rồi.

Biểu hiện của nhận biết rụng trứng gồm: tăng dịch tiết âm đạo, dịch tiết trắng trong, có thể đau tức vùng bụng dưới (có thể đau nhói lên khi rụng), dịch âm đạo có thể pha chút màu hồng. Tuy nhiên, đây là các dấu hiệu không điển hình của rụng trứng vì có nhiều rối loạn khác của cơ thể cũng có biểu hiện tương tự. Bên cạnh đó, nhiều phụ nữ hoàn toàn không có cảm nhận gì khi có biểu hiện rụng trứng.

Trường hợp xác định chắc chắn có hiện tượng trứng rụng hay không thì phải làm các xét nghiệm như xét nghiệm máu, siêu âm,… tại cơ sở y tế.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!