ThS. Đinh Văn Tài - Chuyên khoa Nội - Bộ Y tế, cho biết:
Những ngày đầu, tử cung co hồi nhanh hơn và chậm dần sau đó, tới thời điểm 13 ngày sau đẻ thì thường không sờ được tử cung trên khớp vệ nữa. Sự co hồi tử cung phụ thuộc vào: đẻ con so tử cung co hồi nhanh hơn đẻ con rạ, tử cung đẻ thường co hồi nhanh hơn tử cung mổ đẻ, những người cho con bú tử cung co hồi nhanh hơn người không cho con bú, tử cung bị nhiễm khuẩn co hồi chậm hơn tử cung không bị nhiễm khuẩn. Trường hợp tử cung co hồi chậm, sản dịch hôi, người mẹ có sốt là dấu hiệu cảnh báo nhiễm khuẩn tử cung cần phải điều trị kịp thời.
Sau khi sinh con, giai đoạn này các cơ vùng âm đạo vẫn còn đang ở trạng thái giãn sau cuộc sinh, do vậy khi thay đổi tư thế có thể tạo thành các khoang rỗng, chứa khí ở bên trong âm đạo, khi tiếp tục thay đổi tư thế, các khoang này ép lại và đẩy khí ra ngoài phát ra tiếng kêu như trung tiện. Do vậy, nếu không có biểu hiện viêm nhiễm hay bất thường khác kèm theo thì hiện tượng của bạn mô tả là bình thường, không có gì đáng ngại.
Phụ nữ sau sinh nên ăn uống đảm bảo chất dinh dưỡng và nghỉ ngơi hợp lý, giúp phục hồi nhanh sức khoẻ sau sinh. Đồng thời nên đi khám kiểm tra sức khoẻ sau sinh (vì thời gian khuyến nghị đi khám kiểm tra sức khoẻ sau sinh là khoảng 6 tuần), để xem tình hình sức khoẻ có vấn đề gì hay không, kể cả phần phụ. Bên cạnh đó, bạn có thể tập luyện các bài tập giúp tăng cường sức khoẻ các cơ vùng đáy chậu, có thể tập bài Kegel cho phụ nữ sau sinh giúp phục hồi cơ vùng này.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!