Ngoài việc tiếp xúc với nguồn lây để mắc bệnh, hiện nay việc mắc các căn bệnh như tiểu đường, loét dạ dày - tá tràng, bệnh bụi phổi, HIV khiến số người mắc lao tăng nhanh. Vì vậy, để phòng bệnh nên cho trẻ tiêm phòng lao sớm bằng vắc-xin BCG.
Điều này cũng cho thấy đối tượng mắc lao phổi đang ngày càng trẻ hóa và có nguy cơ ảnh hưởng đến người trẻ đang trong độ tuổi sinh sản. Người đã mắc bệnh lao phổi liệu có khả năng sinh sản bình thường hay không là băn khoăn của không ít người bệnh.
Theo ThS. Nguyễn Kiên Cường - Viện Y học dự phòng Quân đội, ‘trường hợp người bệnh đã bị lao phổi và điều trị ổn định, tuy nhiên vẫn có nguy cơ tái nhiễm trực khuẩn lao. Đồng thời vì một nguyên nhân nào đó mà sức đề kháng của cơ thể giảm đi bệnh lao hoàn toàn có thể tái phát. Do đó, để tránh tái phát bệnh thì cần hạn chế tiếp xúc với nguồn lây. Khi điều trị khỏi bệnh lao, người bệnh vẫn có thể sinh con bình thường’.
Vi khuẩn lao có khả năng kháng thuốc, vì vậy, người bệnh cần tuân thủ tốt việc điều trị lao đúng liều, đúng phác đồ, đủ thời gian.
>> Xem thêm: Hỏi đáp về bệnh lao phổi
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!