5 triệu chứng bệnh sởi ở trẻ sơ sinh

Chăm Sóc Bé - 04/20/2024

Bệnh sởi là một trong những bệnh truyền nhiễm cấp tính và hay gặp ở trẻ sơ sinh. Bệnh có thể gây ra những biến chứng vô cùng nguy hiểm ở trẻ và thậm chí là gây tử vong. Hãy cùng Lily & WeCare đi tìm hiểu 5 triệu chứng bệnh sởi ở trẻ sơ sinh mà các bậc cha mẹ cần biết để có thể phát hiện kịp thời và điều trị đúng cách.

Bệnh sởi là một trong những bệnh truyền nhiễm cấp tính và hay gặp ở trẻ sơ sinh. Bệnh có thể gây ra những biến chứng vô cùng nguy hiểm ở trẻ và thậm chí là gây tử vong. Hãy cùngLily & WeCaređi tìm hiểu 5 triệu chứng bệnh sởi ở trẻ sơ sinhmà các bậc cha mẹ cần biết để có thể phát hiện kịp thời và điều trị đúng cách.

5 triệu chứng bệnh sởi ở trẻ sơ sinh

Bệnh sởi là gì?

Trước đây, bệnh sởi xảy ra rất thường xuyên và gây ra tỉ lệ tử vong ở trẻ rất cao. Hiện nay, bệnh đã không còn trở nên phổ biến và hoàn toàn có thể được chủng ngừa bằng tiêm vắc-xin.

Trẻ mắc bệnh sởi là do nhiễm một loại virus cấp tính, loại virus ARN thuộc chi Morbilivirus nằm trong họ Paramyxoviridae. Đặc trưng của loại virus này đó là khi phát bệnh ở giai đoạn cuối, người bệnh sẽ nổi ban trên da dạng nốt sẩn, xuất hiện ở cổ, mặt, ngực, thân, chân, tay kèm theo triệu chứng sốt cao.

5 triệu chứng bệnh sởi ở trẻ sơ sinh

Nhiều bậc cha mẹ thường hay nhầm lẫn giữa bệnh sởi và bệnh sốt phát ban. Tuy nhiên, 2 bệnh này hoàn toàn không giống nhau và các ông bố bà mẹ cần phân biệt được 2 căn bệnh này để khi trẻ mắc bệnh, bố mẹ còn có hướng theo dõi đúng đắn và tìm cách điều trị thích hợp.

- Sốt phát ban là bệnh do virus thông thường gây ra và hầu hết là lành tính.

- Bệnh sởi ở trẻ em là trường hợp trẻ bị nhiễm virus cấp tính.

Một số đặc điểm của bệnh sởi cần lưu ý

  • Bệnh sởi thường hay xảy ra vào mùa đông và mùa xuân. Tuy nhiên, trong vài năm gần đây do ảnh hưởng của khí hậu toàn cầu nên bệnh sởi có thể xảy ra quanh năm.
  • Bệnh sởi có khả năng lây truyền qua đường hô hấp, virus theo không khí thoát ra khi người bệnh ho, hắt hơi, nói chuyện... nên bệnh dễ bùng phát thành dịch, nhất là ở những khu vực đông người như nhà trẻ, trường học, khu đông dân cư...
  • Bệnh sởi thường gặp ở trẻ nhỏ là chủ yếu. Tuy nhiên, những người có hệ miễn dịch kém cũng có thể dễ dàng bị mắc phải bệnh sởi.
  • Hiện nay vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu bệnh sởi ở trẻ em. Cách chữa chủ yếu là tiêm vắc-xin phòng ngừa, uống thuốc để cải thiện triệu chứng, chú ý vệ sinh cá nhân và đảm bảo chế độ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng.

Những triệu chứng bệnh sởi ở trẻ sơ sinh

Do bệnh sởi có khả năng lây lan cực nhanh và trẻ em thường là đối tượng nhạy cảm với bệnh hơn so với người lớn, một khi gia đình thấy 5 triệu chứng bệnh sởi ở trẻ sơ sinh được kể đến dưới đây thì ngay lập tức cần đưa trẻ tới cơ sở y tế gần nhất để chẩn đoán và điều trị:

1. Triệu chứng cảm lạnh

Nếu đột nhiên trẻ có triệu chứng ho khan, ho có đờm, chảy nước mũi thì bố mẹ nên chú ý đến những dấu hiệu tiếp theo để khẳng định xem trẻ có bị sởi không. Đây có thể coi là triệu chứng đầu tiên của bệnh sởi nhưng chưa là triệu chứng duy nhất.

5 triệu chứng bệnh sởi ở trẻ sơ sinh

2. Trẻ bị sốt

Trẻ sốt cao đột ngột khoảng 38 độ C hoặc hơn. Với trường hợp này thì dù là mắc bệnh sởi hay không mắc bệnh thì cũng cần đứa trẻ đi thăm khám ngay lập tức.

3. Cảm thấy mệt mỏi

Trẻ em – và đặc biệt là trẻ sơ sinh sẽ cảm thấy cơ thể vô cùng mệt mỏi một khi đã mắc bệnh sởi. Nếu kết hợp với triệu trứng sốt và triệu chứng cảm lạnh ở trên thì đến 90% trẻ đang mắc bệnh sởi. Cha mẹ có thể nhận ra trẻ đang cảm thấy mệt mỏi với biểu hiện quấy khóc, uốn cong mình...

4. Mắt đỏ

Viêm kết mạc hoặc viêm mắt là một trong nhiều triệu chứng của bệnh sởi. Nếu cha mẹ thấy mắt trẻ đột nhiên sưng lên và có quầng đỏ, đồng thời nhạy cảm hơn với ánh sáng thì hãy nghĩ đến trẻ đang mắc bệnh sởi.

5. Phát ban sởi

Đây là triệu chứng đặc trưng nhất của bệnh sởi. Nếu trên người trẻ có dấu hiệu mọc các đốm nhỏ màu đỏ, xuất hiện từ trán và lan dần xuống cơ thể thì chắc chắn đó là bệnh sởi. Tuy nhiên, tình trạng phát ban của bệnh thường xuất hiện sau khoảng 14 ngày nhiễm virus và kéo dài khoảng 5 – 6 ngày mà thôi.

Biến chứng của bệnh sởi mà cha mẹ cần phải biết

Bệnh sởi có thể được chữa khỏi một cách nhanh chóng. Tuy nhiên, các biến chứng thường gặp của bệnh sởi lại là nguyên nhân kéo dài thời gian bệnh và làm ảnh hưởng đến cuộc sống của trẻ. Một số biến chứng nguy hiểm có thể kể đến như:

  • Viêm phổi kẽ (viêm phổi tế bào khổng lồ).
  • Viêm tai giữa – phát triển đến viêm tai giữa mạn tính với biến chứng nguy hiểm là viêm tai xương chũm và áp xe não.

5 triệu chứng bệnh sởi ở trẻ sơ sinh

  • Biến chứng tiêu chảy gây suy dinh dưỡng và thiếu vitamin A ở trẻ, đồng thời gây nhiễm trùng huyết từ ruột.
  • Viêm loét giác mạc gây giảm thị lực và dẫn đến mù vĩnh viễn. Đây là biến chứng hay gặp nhất.
  • Suy giảm chức năng miễn dịch của cơ thể.
  • Biến chứng viêm cơ tim và viêm não..
  • Các biến chứng về thần kinh như liệt nửa người, huyết khối tĩnh mạch não...

Những biến chứng trên rất nguy hiểm cho tính mạng cũng như tương lai của trẻ. Vì vậy, để phòng tránh bệnh hiệu quả thì các bậc cha mẹ nên chú ý:

  • Tiêm vắc-xin cho trẻ bằng 1 mũi kết hợp chống sởi - quai bị - Rubella (sởi Đức).
  • Phòng ngừa sau phơi nhiễm: trong vòng 6 ngày kể từ khi phát hiện trẻ có dấu hiệu tiếp xúc nguồn lây bệnh sởi, giải pháp sử dụng Globuline miễn dịch có thể được cân nhắc.

Qua bài viết trên, điều quan trọng nhất là các bậc cha mẹ cần nhớ tới 5 triệu chứngbệnh sởi ở trẻ sơ sinh là sốt, ho, mắt đỏ, mệt mỏi và phát ban. Khi phát hiện những dấu hiệu này trên con thì hãy đưa con tới cơ sở y tế gần nhất để chữa trị và phòng ngừa biến chứng tai hại xảy ra. Chúc cả gia đình luôn mạnh khỏe!

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!