ThS Vũ Thị Tuyết Mai: Các cách điều trị hiệu quả bệnh sỏi mật

Cần biết - 05/02/2024

Sỏi mật là sự hiện diện của sỏi trong hệ thống đường mật, gặp nhiều ở nữ hơn nam giới và có xu hướng tăng dần theo tuổi.

ThS Vũ Thị Tuyết Mai: Các cách điều trị hiệu quả bệnh sỏi mật

Sỏi mật là một trong các bệnh dễ gây nên các biến chứng nguy hiểm, nếu không can thiệp kịp thời sẽ đưa đến tình trạng nguy hiểm. Vì vậy cần tìm hiểu về bệnh sỏi mật để biết cách phòng ngừa.

Người bệnh tuyệt đối không được tự ý dùng thuốc mà không có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Về việc điều trị sỏi mật, ThS. Vũ Thị Tuyết Mai - Bộ Y tế cho biết:

'Điều trị sỏi mật bao gồm thuốc giảm đau, thuốc kháng sinh, nhưng quan trọng nhất là phải loại bỏ được sỏi mật. Tùy theo từng loại sỏi mật, bác sĩ sẽ có chỉ định liệu pháp điều trị phù hợp với từng người bệnh.

- Điều trị sỏi túi mật:

+ Dùng thuốc làm tan sỏi: áp dụng với sỏi cholesterol dưới 1,5cm, thời gian dùng kéo dài 6 - 24 tháng.

+ Tán sỏi bằng sóng, làm tan sỏi trực tiếp bằng hóa chất.

+ Cắt túi mật nội soi: áp dụng với sỏi to, gây đau nhiều hoặc gây viêm túi mật. Thời gian nằm viện ngắn hơn và hồi phục sức khỏe nhanh.

- Cắt túi mật bằng mổ mở: áp dụng khi mổ nội soi thất bại hoặc viêm mủ túi mật.

- Điều trị sỏi trong gan và ống mật chủ:

+ Lấy sỏi qua nội soi ngược dòng cắt cơ Oddi: áp dụng với sỏi ống mật chủ, sỏi nhỏ dưới 1,5cm.

+ Tán sỏi ngoài cơ thể bằng sóng: áp dụng với sỏi to.

+ Phẫu thuật để lấy sỏi.'

Ngoài ra, khi bị sỏi mật, người bệnh nên chú ý đến chế độ ăn:

- Hạn chế mỡ: hạn chế ăn thực phẩm chứa nhiều cholesterol như thịt cá nhiều mỡ, trứng, phủ tạng động vật, …

- Tăng bổ sung đạm, đường bột, nhiều chất xơ.

- Tăng cường thực phẩm giàu vitamin C và vitamin nhóm B như rau củ và trái cây tươi.

- Tránh xa trà, cà phê, cacao, sô cô la; rượu, bia; gia vị cay, nóng; dầu cọ, dầu dừa,...

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!