[Bác sĩ tư vấn] Sỏi mật có chữa được không?Đây là một bài viết được tài trợ. Để biết thêm thông tin về chính sách Quảng cáo và Tài trợ của chúng tôi, vui lòng đọc thêm tại đây.

Bí quyết sống khỏe - 11/24/2024

Nhiều người hoang mang khi phát hiện mình có sỏi mật và càng lo lắng hơn khi biết rằng sỏi mật vẫn có thể tái phát sau mổ. Tuy nhiên, sỏi mật có chữa được không phụ thuộc rất nhiều vào sự cố gắng nỗ lực của bạn!

Nhiều người hoang mang khi phát hiện mình có sỏi mật và càng lo lắng hơn khi biết rằng sỏi mật vẫn có thể tái phát sau mổ. Tuy nhiên, sỏi mật có chữa được không phụ thuộc rất nhiều vào sự cố gắng nỗ lực của bạn!

Bà T. K. Thuận, TP. Hồ Chí Minh cảm thấy lo sợ khi mới phát hiện mình mắc bệnh sỏi mật, tưởng chừng phải chấp nhận sống chung với lũ hay đau quá thì mổ. Thế nhưng nhờ kiên trì và một chút may mắn bà đã đẩy lùi được căn bệnh này. Vậy cách nào giúp bạn làm được như vậy? Bạn hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu sỏi mật có chữa được không và cách bà Thuận “chiến đấu” với căn bệnh này nhé!

Bệnh sỏi mật là gì?

Sỏi mật là bệnh lý đường tiêu hóa thường gặp, hình thành từ sự lắng đọng bất thường của các thành phần trong dịch mật như cholesterol, acid mật, bilirubin… Sỏi mật có thể nằm trong túi mật (sỏi túi mật), ống mật chủ (sỏi ống mật chủ) hoặc trong các ống gan (sỏi đường mật trong gan).

Hầu hết các triệu chứng sỏi mật ban đầu thường không rõ ràng hay thậm chí không có triệu chứng gì nên gây khó khăn trong việc phát hiện bệnh. Khoảng 20% tổng số các trường hợp xuất hiện cơn đau quặn mật vùng hạ sườn phải, sốt, vàng da… Kèm với đó là những vấn đề tiêu hóa như đầy trướng, chậm tiêu, buồn nôn, nôn ói. Nếu triệu chứng sỏi mật xuất hiện thường xuyên sẽ được chỉ định phẫu thuật loại sỏi để tránh những biến chứng cấp tính nguy hiểm như viêm đường mật, viêm túi mật cấp, viêm tụy…

Bệnh sỏi mật có thể chữa được không tùy thuộc vào phương pháp điều trị sỏi phù hợp và ý thức ngăn ngừa tái phát sỏi sau khi điều trị hoặc can thiệp phẫu thuật.

Trường hợp bạn cần phẫu thuật

Khi đã phát hiện có sỏi mật, người bệnh loay hoay đi tìm cách chữa nhưng chưa thực sự hiểu rõ về những lựa chọn điều trị căn bệnh này. Thông thường nếu sỏi mật chưa gây triệu chứng gì hoặc các triệu chứng không quá nghiêm trọng, chức năng túi mật còn tốt, sỏi không quá nhiều thì chưa cần điều trị hay phẫu thuật lấy sỏi.

Với những trường hợp sỏi chưa gây triệu chứng bạn chỉ cần thay đổi chế độ ăn uống lành mạnh. Đặc biệt, bạn cần hạn chế dầu mỡ, siêu âm theo dõi định kỳ hoặc dùng thuốc tan sỏi nếu có sỏi cholesterol dưới 2cm theo chỉ định của bác sĩ.

[Bác sĩ tư vấn] Sỏi mật có chữa được không?Đây là một bài viết được tài trợ. Để biết thêm thông tin về chính sách Quảng cáo và Tài trợ của chúng tôi, vui lòng đọc thêm tại đây.Đau hạ sườn phải là triệu chứng thường gặp của bệnh sỏi mật.

Bạn chỉ cần phẫu thuật điều trị sỏi mật khi sỏi gây biến chứng và tùy theo vị trí sỏi ở đâu mà có các phương án điều trị khác nhau. Chẳng hạn, với sỏi trong túi mật bạn sẽ được chỉ định mổ cắt túi mật nếu:

• Sỏi túi mật: Sỏi kích thước quá lớn làm ứ tắc mật, thường xuyên gây viêm túi mật và viêm đường mật hoặc sỏi quá nhiều chiếm tới ⅔ túi mật.

• Biến chứng sỏi mật:Viêm túi mật cấp hoặc mạn tính tái phát nhiều lần (đau hạ sườn phải, sốt, nôn ói…), viêm đường mật, viêm tụy, viêm đường mật…

• Túi mật mất chức năng: Teo, vôi hóa túi mật, thành túi mật dày, mất khả năng co bóp hoặc những trường hợp mắc polyp túi mật trên 10mm được chẩn đoán nghi ngờ tiến triển thành ung thư cũng sẽ được chỉ định phẫu thuật sớm.

Đối với trường hợp sỏi đường mật như sỏi ống mật chủ, bạn còn một phương pháp khác là nội soi ngược dòng lấy sỏi (ERCP). Đây là phương pháp điều trị ít xâm lấn, đồng thời cũng là phương pháp được sử dụng để chẩn đoán các bệnh lý đường mật khác. Trường hợp sỏi đường mật trong gan thì phức tạp hơn nên ngoài mổ lấy sỏi, bạn còn cần áp dụng phối hợp nhiều phương pháp như tán sỏi nội soi, thậm chí cắt một phần thùy gan nếu sỏi quá nhiều.

Một số rủi ro khi mổ sỏi mật

Mổ sỏi mật hiện là một trong những phẫu thuật ngoại khoa đường tiêu hóa phổ biến và được xem là khá an toàn. Dù vậy, phương pháp này cũng tiềm ẩn những rủi ro nhất định và người bệnh cần hiểu rõ để chuẩn bị sẵn sàng cho ca mổ. Một số rủi ro bạn có thể gặp bao gồm:

– Đau đớn và mệt mỏi. Bạn có thể nghỉ ngơi nhiều hơn để bớt mệt sau khi phẫu thuật.

– Buồn nôn, nôn ói do ảnh hưởng từ thuốc gây mê, gây tê. Để tránh trường hợp này, bạn có thể dùng thuốc chống nôn trước khi mổ và uống nhiều nước sau mổ để nhanh chóng đào thải lượng thuốc tồn dư khỏi cơ thể.

– Biến chứng tổn thương ống mật hoặc sót sỏi. Bạn có thể chọn bác sĩ tay nghề cao phẫu thuật cho mình để hạn chế phần nào những biến chứng này.

Đặc biệt, sau phẫu thuật một số bệnh nhân vẫn gặp phải tình trạng đau bụng, đầy trướng, chậm tiêu hoặc tiêu chảy kéo dài được gọi là “hội chứng sau cắt túi mật”. Điều này gây ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống, sinh hoạt của người bệnh.

Phẫu thuật sỏi mật không có nghĩa là chữa khỏi bệnh hoàn toàn bởi sỏi mật là bệnh mạn tính, sinh ra từ những rối loạn chuyển hóa trong cơ thể. Vì thế, sỏi vẫn có nguy cơ tái phát, đặc biệt là ở người có cơ địa dễ tạo sỏi như béo phì, mỡ máu cao, tiểu đường, chế độ ăn nhiều cholesterol, chất béo hay nhiễm khuẩn đường mật…

Điều trị sỏi mật đúng cách không đơn giản chỉ là phẫu thuật là xong mà còn cần những giải pháp để phòng tái phát sỏi sau mổ.

Cách phòng tránh sỏi mật tái phát

[Bác sĩ tư vấn] Sỏi mật có chữa được không?Đây là một bài viết được tài trợ. Để biết thêm thông tin về chính sách Quảng cáo và Tài trợ của chúng tôi, vui lòng đọc thêm tại đây.Dành 30 phút đạp xe hay tập thể dục mỗi ngày giúp nâng cao sức khỏe, phòng bệnh sỏi mật.

Sỏi mật có tính chất tái phát nên phòng bệnh cũng quan trọng như việc thắc mắc sỏi mật có chữa được không. Để có thể ngừa rủi ro sau phẫu thuật và phòng sỏi mật tái phát, bạn cần kiểm soát tốt các yếu tố nguy cơ, xây dựng chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý kết hợp với việc dùng thảo dược.

1. Kiểm soát tốt các yếu tố nguy cơ

Các bệnh lý đi kèm như tiểu đường, rối loạn mỡ máu, bệnh về gan mật… là một trong những yếu tố nguy cơ thúc đẩy sự hình thành sỏi. Vì thế, những người thuộc nhóm trên cần chú ý điều trị tốt các yếu tố nguy cơ và dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ để có sức khỏe tốt.

2. Ăn uống và sống lành mạnh

[Bác sĩ tư vấn] Sỏi mật có chữa được không?Đây là một bài viết được tài trợ. Để biết thêm thông tin về chính sách Quảng cáo và Tài trợ của chúng tôi, vui lòng đọc thêm tại đây.Bạn cần hạn chế chất béo và ăn thêm rau củ quả.

Một lối sống lành mạnh và chế độ ăn hợp lý rất cần thiết cho mọi người, kể cả người bệnh và người khỏe mạnh. Với người bị sỏi mật, dù trước hay sau mổ cũng cần hạn chế đồ ăn nhiều cholesterol, chất béo và ăn thêm rau xanh, hoa quả. Ngoài ra, bạn cũng cần uống đủ nước và tẩy giun định kỳ để tránh nhiễm giun sán.

Một lưu ý quan trọng với những ai bị sỏi mật là bạn cần giữ tâm lý thoải mái, tập thể dục và vận động thường xuyên. Điều này sẽ giúp tăng hiệu quả hoạt động của cơ, tốt cho tiêu hóa và lưu thông dịch mật cũng như tránh ứ trệ mật và tái phát sỏi.

3. Dùng các loại thảo dược quý

Nhiều người bệnh vẫn đang tìm kiếm một giải pháp hữu hiệu cả trước và sau khi phẫu thuật sỏi mật và đã tìm ra cách để loại bỏ sỏi mật từ 8 thảo dược Uất kim, Chi tử, Nhân trần, Diệp hạ châu, Chỉ xác, Sài hồ, Hoàng bá và Kim tiền thảo. Những thảo dược này giúp tăng tiết, lưu thông dịch mật làm mềm sỏi, tăng co bóp túi mật giúp tống đẩy các cặn sỏi ra ngoài đồng thời ngăn ngừa sự hình thành sỏi mật.

Bà T. K. Thuận sau một thời gian sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kim Đởm Khang(*) cho biết: “Sau 6 tháng sử dụng, tôi đi kiểm tra thấy viên sỏi 9mm chỉ còn 5mm. Sau một năm, bác sĩ bảo viên sỏi trong túi mật đã biến mất. Từ đây, tôi không còn phải lo lắng phải đi phẫu thuật sỏi túi mật nữa.”

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kim Đởm Khang với 8 vị thảo dược quý là giải pháp đem lại nhiều lợi ích cho người sỏi mật. Sản phẩm có thể hỗ trợ làm mềm sỏi và bài sỏũng như ngừa sỏi quay lại sau phẫu thuật. Hơn nữa, đây cũng là thực phẩm chức năng phù hợp với những ai viêm đường mật, viêm túi mật, tăng men gan, viêm gan, ăn uống khó tiêu do ứ mật, gan nhiễm mỡ.  

Bạn không nên quá lo lắng sỏi mật có chữa được không mà hãy chủ động tìm hiểu các phương pháp điều trị và có chế độ ăn, lối sống tích cực hơn để đẩy lùi bệnh tật. Những thay đổi nho nhỏ sẽ giúp bạn bài sỏi mật và phòng sỏi quay lại sau phẫu thuật.

(*) Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Hoàng Trí | HELLO BACSI

Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:

  • Triệu chứng sỏi mật: Cẩn thận kẻo nhầm với bệnh dạ dày!
  • Điều trị sỏi mật: Dễ hay khó là do chính bạn!
  • Cách chữa sỏi mật bằng Đông y không cần phẫu thuật

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!