Gan nhiễm mỡ nên ăn gì để sớm phục hồi?Đây là một bài viết được tài trợ. Để biết thêm thông tin về chính sách Quảng cáo và Tài trợ của chúng tôi, vui lòng đọc thêm tại đây.

Bí quyết sống khỏe - 09/18/2024

Gan nhiễm mỡ nên ăn gì là nỗi trăn trở của rất nhiều người đang mong muốn sớm cải thiện tình trạng bệnh và hồi phục sức khỏe.

Gan nhiễm mỡ nên ăn gì là nỗi trăn trở của rất nhiều người đang mong muốn sớm đẩy lùi bệnh để hồi phục sức khỏe. Có những thực phẩm có thể khiến trầm trọng hơn, nhưng cũng có nhiều thực phẩm giúp bạn cải thiện tình trạng bệnh một cách tự nhiên.

Gan nhiễm mỡ là tình trạng lượng mỡ tích tụ bên trong lớn hơn 5% trọng lượng gan, điều này khiến tế bào gan bị tổn thương. Nguyên nhân chủ yếu gây ra gan nhiễm mỡ bắt nguồn từ chế độ ăn uống không lành mạnh. Vì thế, người bệnh cần nhận thức được vai trò quan trọng của ăn uống đối với bệnh lý và sức khỏe tổng thể.

Bạn hãy cùng Hello Bacsi tìm kiếm lời giải cho câu hỏi gan nhiễm mỡ nên ăn gì để điều chỉnh lại chế độ dinh dưỡng hàng ngày nhé!

googletag.cmd.push(function() { googletag.display('div-gpt-ad-1556806654315-0'); });

googletag.cmd.push(function() { googletag.display('div-gpt-ad-1556806741740-0'); });

Thực phẩm người bệnh gan nhiễm mỡ nên tránh

Gan nhiễm mỡ nên ăn gì để sớm phục hồi?Đây là một bài viết được tài trợ. Để biết thêm thông tin về chính sách Quảng cáo và Tài trợ của chúng tôi, vui lòng đọc thêm tại đây.

Để phòng ngừa và điều trị gan nhiễm mỡ, bạn cần hạn chế 5 nhóm thực phẩm sau:

1. Thực phẩm nhiều muối

Nghiên cứu cho thấy, chế độ ăn với thực phẩm nhiều muối có thể dẫn đến bệnh gan nhiễm mỡ. Việc tiêu thụ quá nhiều muối có thể khiến cơ thể giữ nước dư thừa, dẫn đến sự tích tụ chất lỏng và ứ đọng ở gan, điều này dẫn đến gan nhiễm mỡ. Bên cạnh đó, thói quen dùng quá nhiều muối có thể dẫn đến sự thay đổi trong các tế bào gan liên quan đến xơ hóa.

Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ khuyến cáo lượng muối tiêu thụ không nhiều hơn 1.5g mỗi ngày. Bạn nên tránh dùng quá nhiều thịt cá đóng hộp, xúc xích, thịt xông khói… Ngoài ra, thực phẩm nhiều muối còn làm tăng huyết áp, là nguyên nhân chính gây ra bệnh tim và đột quỵ.

2. Thực phẩm nhiều dầu mỡ

Các loại thực phẩm chiên, dầu mỡ chứa nhiều chất béo chuyển hóa, làm tăng mức cholesterol xấu và giảm mức cholesterol tốt trong cơ thể. Nghiên cứu 1 tháng ở 18 người tình nguyện viên dùng 2 bữa ăn nhanh/ngày trong suốt 1 tháng cho thấy, họ đã tăng cân nặng đáng kể và bắt đầu phát triển nguy cơ mắc bệnh gan.

Việc tiêu thụ quá nhiều chất béo chuyển hóa làm vượt quá khả năng xử lý của gan do sự thâm nhập của chất béo vào trong tế bào trong gan dẫn đến tổn thương gan. Gan không thể bài tiết mỡ, lâu dần dẫn đến sự tích tụ và gây ra tình trạng gan nhiễm mỡ. Bạn nên hạn chế ăn các loại thực phẩm chiên rán, xào, thức ăn nhanh… tránh gây độc gan.

3. Thực phẩm nhiều đường và tinh bột tinh chế

Fructose nhân tạo là loại đường có trong các loại đồ uống đóng chai hiện nay khiến người bệnh hấp thu lượng đường gấp 10 – 30 lần so với trái cây ngọt tự nhiên. Gan phải trực tiếp chuyển hóa liên tục làm suy yếu chức năng. Bên cạnh đó, đường không chỉ gây hại cho gan, mà còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh béo phì và bệnh tiểu đường, đây chính là những  nguyên nhân chính gây ra bệnh gan nhiễm mỡ.

Thực phẩm có chứa carbohydrate đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển, duy trì khả năng hoạt động của cơ thể và chức năng hệ thống miễn dịch Tuy nhiên, việc tiêu thụ quá nhiều các loại carbohydrate tinh chế có thể làm ảnh hưởng xấu đến khả năng hoạt động của gan do làm tăng đột biến đường huyết, gây bệnh gan nhiễm mỡ và nhiều tình trạng sức khỏe khác. Nếu hàm lượng đường vượt quá mức sẽ làm kích hoạt sự phân chia tế bào, làm tăng kích thước và lượng chất béo trong gan.

4. Thực phẩm đóng hộp

Gan nhiễm mỡ nên ăn gì để sớm phục hồi?Đây là một bài viết được tài trợ. Để biết thêm thông tin về chính sách Quảng cáo và Tài trợ của chúng tôi, vui lòng đọc thêm tại đây.

Những thực phẩm đóng hộp để phục vụ cho việc bảo quản, dự trữ lâu dài thường chứa nhiều thành phần không lành mạnh bao gồm chất bảo quản, chất tạo màu, chất làm ngọt… Nghiên cứu chế độ ăn uống ở chuột cho thấy, thực phẩm chế biến có thể làm tăng chất béo trong máu và gan so với nhóm thực phẩm chưa qua chế biến. Đây là yếu tố dẫn đến tình trạng gan nhiễm mỡ.

5. Thức uống có cồn

Các loại thức uống có cồn như rượu, bia được hấp thụ trực tiếp vào máu khiến gan phải lọc thải nhiều hơn. Quá trình phá vỡ và lọc bỏ rượu ở gan tạo ra các chất độc hại, có thể làm tổn thương tế bào gan, thúc đẩy gây viêm và làm suy yếu hệ thống miễn dịch của cơ thể. Về lâu dài có thể phá hủy mô gan, gây ra sẹo góp phần nguyên nhân gây gan nhiễm mỡ, xơ gan hay thậm chí là ung thư gan.

Mục tiêu của việc điều trị tình trạng gan nhiễm mỡ là làm giảm lượng mỡ trong gan. Vì thế, bạn cần giảm những loại thực phẩm gây hại trên và tăng sử dụng các loại thực phẩm lành mạnh.

Bạn có thể bổ sung thêm các loại thực phẩm tốt cho việc chữa gan nhiễm mỡ bao gồm thực phẩm nhiều chất xơ, vitamin, chất chống oxy hóa và chất béo tốt. Đồng thời, bạn nên cân nhắc sử dụng thêm sản phẩm đến từ thảo dược giúp điều trị an toàn, hiệu quả và toàn diện.

Thực phẩm người bệnh gan nhiễm mỡ nên ăn

Gan nhiễm mỡ nên ăn gì để sớm phục hồi?Đây là một bài viết được tài trợ. Để biết thêm thông tin về chính sách Quảng cáo và Tài trợ của chúng tôi, vui lòng đọc thêm tại đây.

Sau đây là 3 nhóm thực phẩm mà người bệnh gan nhiễm mỡ nên ăn:

1. Thực phẩm chứa chất béo tốt

Chất béo không bão hòa tốt cho cơ thể bao gồm chất béo đơn và chất béo đa.

• Chất béo không bão hòa đa: Có nhiều trong các loại dầu thực vật, cá hồi, quả óc chó, hạt lanh có thể giúp hạ mức cholesterol trong máu. Chất béo này giúp giảm viêm cơ thể, bảo vệ sức khỏe tim mạch, tăng cường trí nhớ và chức năng não bộ.

• Chất béo không bão hoà đơn: Có nhiều trong các loại rau, các loại hạt, bơ và gần như tất cả các loại dầu thực vật. Loại chất béo này có tác dụng không chỉ làm giảm nồng độ cholesterol xấu LDL mà còn làm tăng nồng độ cholesterol tốt HDL.

2. Thực phẩm nhiều vitamin, chất chống oxy hóa

Một số loại vitamin có thể giúp hạn chế tổn thương gan hoặc giảm nguy cơ mắc bệnh gan nhiễm mỡ bao gồm:

• Vitamin E: Vitamin E đóng vai trò là chất chống oxy hóa có khả năng giúp giảm viêm tại gan. Nghiên cứu trong Tạp chí Y học New England năm 2010 cho biết, 84 người bệnh sử dụng vitamin E hàng ngày đã cải thiện đáng kể lượng men gan và tình trạng viêm.

• Vitamin D: Lượng vitamin D trong cơ thể thấp là một trong những yếu tố nguy cơ có thể khiến bệnh gan trở nặng hơn. Bạn hãy giúp cơ thể hấp thụ nhiều vitamin D bằng cách tắm nắng mặt trời vào buổi sáng sớm hoặc sử dụng một số sản phẩm từ sữa có chứa vitamin D.

• Vitamin B3: Hay còn gọi là niacin, có thể giúp chống lại bệnh gan nhiễm mỡ nhờ khả năng làm giảm mức chất béo trung tính trong máu.

• Vitamin C:Vitamin C là chất chống oxy hóa mạnh kết hợp cùng với vitamin E có thể giúp hỗ trợ điều trị an toàn cho người bệnh gan nhiễm mỡ.  Vitamin còn giúp gan sản xuất glutathione, yếu tố đóng vai trò quan trọng trong việc giải độc của cơ thể.

Bạn có thể dùng các loại trái cây giàu vitamin và các chất chống oxy hóa giúp cải thiện tình trạng gan nhiễm mỡ như chanh, dâu, táo, lê…

3. Thực phẩm giàu chất xơ

Gan nhiễm mỡ nên ăn gì để sớm phục hồi?Đây là một bài viết được tài trợ. Để biết thêm thông tin về chính sách Quảng cáo và Tài trợ của chúng tôi, vui lòng đọc thêm tại đây.

Chất xơ là thành phần thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật mà cơ thể không tiêu hoá được. Chất xơ giúp cải thiện tình trạng gan nhiễm mỡ nhờ khả năng làm giảm lượng cholesterol xấu trong máu. Đồng thời thúc đẩy quá trình tiêu hoá, tống chất thải ra khỏi cơ thể và làm giảm sự tồn đọng của chất độc trong cơ thể.

Chất xơ đóng vai trò quan trọng trong điều trị và phòng ngừa các bệnh lý mạn tính như gan nhiễm mỡ, bệnh tim mạch, tiểu đường, táo bón, ung thư, béo phì… Có 2 loại chất xơ bạn có thể bổ sung bao gồm:

• Chất xơ hòa tan: Có trong các loại đậu như đậu nành, đậu xanh hoặc rau, trái cây… giúp làm giảm cholesterol và điều hoà đường trong máu.

• Chất xơ không hòa tan: Có trong các loại ngũ cốc nguyên hạt như lúa mì, hạt ngũ cốc chưa xay, yến mạch… giúp hút nước, nhu động ruột và tăng tốc độ quá trình loại bỏ chất thải.

Những nhóm thực phẩm tốt cho sức khỏe đều có thể dễ dàng tìm kiếm và sử dụng giúp bạn sớm phục hồi chức năng gan. Tuy nhiên, đây chỉ là điều kiện cần chứ không phải là điều kiện đủ nên chưa thể mang đến cho bạn giải pháp kiểm soát lượng mỡ gan toàn diện.

Bổ sung thảo dược kiểm soát gan nhiễm mỡ

Chế độ ăn uống đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc điều trị tình trạng gan nhiễm mỡ. Ngoài ra, người bệnh cũng cần kết hợp lối sống, chế độ tập luyện và thuốc điều trị Tây y. Những biện pháp tại nhà sẽ có chức năng là hàng rào ngăn ngừa và cải thiện bệnh, còn thuốc điều trị sẽ là “mũi kiếm” tấn công trực tiếp vào bệnh. Thế nhưng, thuốc Tây y vẫn có thể mang lại tác dụng phụ khi điều trị lâu dài, thậm chí còn có thể làm tăng gánh nặng lên gan.

Trong một nghiên cứu được tiến hành bởi Giáo sư G.Rosano và Giáo sư V. Mollace (Đại học Catanzaro) trên ở 107 bệnh nhân mắc hội chứng chuyển hóa và gan nhiễm mỡ đã được điều trị với chiết xuất bergamot (loại cây họ cam quýt chỉ có ở miền Nam nước Ý) trong 120 ngày cho thấy:

  • Tác động tích cực đến chức năng và cấu trúc gan: làm giảm 50% mỡ gan, chức năng gan nhanh chóng được bình thường hóa.
  • Cải thiện đáng kể nồng độ lipid máu, đường huyết và tình trạng viêm
  • Cải thiện người bệnh gan nhiễm mỡ mức độ nặng sang vừa phải trong 12 tuần

Tại Việt Nam,thực phẩm bảo vệ sức khỏe KYOMANlà sản phẩm duy nhất chứa chiết xuất bergamot giúp tác động toàn diện trên cả 3 nguyên nhân gâygan nhiễm mỡbao gồm kiểm soát mỡ máu, giảm mỡ thừa và ổn định đường huyết.

Khi tìm hiểu kỹ về những loại thực phẩm nên ăn và nên tránh, bạn sẽ trả lời được câu hỏi gan nhiễm mỡ nên ăn gì để phục hồi chức năng gan. Bạn hãy xây dựng cho riêng mình một chế độ ăn uống lành mạnh đầy đủ chất dinh dưỡng để nhanh chóng cải thiện bệnh nhé!

Gan nhiễm mỡ nên ăn gì để sớm phục hồi?Đây là một bài viết được tài trợ. Để biết thêm thông tin về chính sách Quảng cáo và Tài trợ của chúng tôi, vui lòng đọc thêm tại đây.

Khác với sản phẩm thảo dược hay thuốc Tây khác chỉ tập trung giảm mỡ máu, thực phẩm chức năng KYOMAN (*) còn giúp tăng sức bền thành mạch và ổn định đường huyết. Sử dụng KYOMAN giúp bạn giảm tối đa các biến chứng do mỡ máu cao.

Các nghiên cứu lâm sàng tại Mỹ đã chứng minh hiệu quả kiểm soát mỡ máu của thành phần trong KYOMAN, sản phẩm được sản xuất bằng dây chuyền công nghệ hiện đại đạt tiêu chuẩn GMP-WHO. Đây là giải pháp thảo dược toàn diện đầu tiên cho các trường hợp rối loạn mỡ máu, gan nhiễm mỡ và hội chứng chuyển hóa.

Để tìm hiểu thêm về sản phẩm Kyoman, vui lòngxem tại đây.

(*) Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Hoàng Trí | HELLO BACSI

Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:

  • Bí quyết giúp bạn điều trị gan nhiễm mỡ hiệu quả
  • Bạn có biết nguyên nhân gan nhiễm mỡ?
  • Chữa gan nhiễm mỡ hiệu quả, bạn đã biết chưa?

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!