Mổ sỏi mật có giúp bạn trị hết bệnh?

Bí quyết sống khỏe - 11/24/2024

Quá mệt mỏi với những cơn đau dữ dội do sỏi mật, nhiều người nghĩ đến mổ sỏi mật với hy vọng giải quyết được bệnh một cách nhanh chóng. Thế nhưng, việc phẫu thuật chỉ là giải pháp tình thế giúp dịch mật lưu thông chứ không giải quyết được tận gốc bệnh sỏi mật.

Quá mệt mỏi với những cơn đau dữ dội do sỏi mật, nhiều người nghĩ đến mổ sỏi mật với hy vọng giải quyết được bệnh một cách nhanh chóng. Thế nhưng, việc phẫu thuật chỉ là giải pháp tình thế giúp dịch mật lưu thông chứ không giải quyết được tận gốc bệnh sỏi mật.

Khi mắc bệnh sỏi túi mật, bạn có thể được điều trị bằng thuốc làm tan sỏi trong trường hợp sỏi kích thước nhỏ hoặc chưa gây biến chứng. Còn khi bệnh trở nặng, bác sĩ có thể chỉ định tiến hành mổ sỏi mật (phẫu thuật cắt túi mật) để ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm như thủng túi mật, áp xe túi mật, viêm tụy cấp…  

Trước đây, phẫu thuật cắt túi mật được thực hiện bằng phương pháp mổ hở, tức là bác sĩ sẽ dùng dao mổ rạch một đường lớn trên ổ bụng để bộc lộ túi mật. Gần đây, mổ túi mật có thể được thực hiện bằng phương pháp phẫu thuật nội soi bằng cách sử dụng các dụng cụ đặc biệt đưa vào ổ bụng thông qua những vết rạch rất nhỏ. Vì thế, mổ sỏi mật không quá nguy hiểm, tuy nhiên mổ cắt bỏ túi mật sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe bởi hệ lụy sau mổ là điều mà người bệnh không lường đến.

Nhiều người tưởng rằng sau khi mổ sỏi mật thì các cơn đau sẽ tan biến, nhưng thực tế không đơn giản như vậy. Thậm chí, một số người vẫn liên tục chịu đựng những cơn đau quặn gan, quặn mật giống như trước đây.  

Mổ sỏi mật không phải là một lối giải thoát cho những cơn đau mà chỉ là một giải pháp can thiệp ngoại khoa giúp khơi dòng chảy của dịch mật trong các trường hợp ứ mật gây biến chứng cấp tính. Vậy khi nào bạn nên mổ sỏi mật?

Khi nào bạn cần mổ sỏi mật?

Mổ sỏi mật có giúp bạn trị hết bệnh?Bác sĩ chỉ định mổ sỏi mật khi tình trạng bệnh chuyển nặng

Về nguyên tắc, người bệnh sỏi mật có thể mổ lấy sỏi bất cứ lúc nào. Tuy nhiên, nếu sỏi nhỏ và chưa xuất hiện các triệu chứng thì người bệnh thông thường chỉ cần đi khám đều đặn, uống thuốc tán sỏi kết hợp với chế độ ăn uống và tập luyện.   

Nếu bạn thuộc các trường hợp sau đây thì bác sĩ có thể sẽ chỉ định mổ sỏi mật:

• Sỏi quá to (kích thước trên 25mm), gây khó khăn cho hoạt động co bóp của túi mật và dẫn tới những cơn đau dữ dội cho người bệnh.

• Sỏi gây tắc đường dẫn mật (đặc biệt đường dẫn nhỏ trong gan còn ống mật chủ thì ít bị tắc hơn).

• Sỏi mật dẫn tới các biến chứng nguy hiểm như viêm túi mật, viêm ống mật chủ, viêm tụy cấp…

• Người bệnh sỏi mật có kèm suy giảm miễn dịch, hoặc trong một số trường hợp sỏi gây viêm túi mật mãn tính.

Những biến chứng sau mổ sỏi mật

Mổ sỏi mật có giúp bạn trị hết bệnh?Người bệnh mổ sỏi mật vẫn có nguy cơ bị tái phát và gặp biến chứng

Mặc dù cắt túi sỏi là một trong những phẫu thuật ngoại khoa đơn giản nhất nhưng bạn vẫn có thể phải đối mặt với những rủi ro về biến chứng sau khi mổ sỏi mật. Thực tế, bạn sẽ có nguy cơ gặp phải các biến chứng sau đây:

1. Hội chứng sau phẫu thuật cắt túi mật: Là hiện tượng kéo dài của các triệu chứng như đau bụng vùng mạn sườn phải, đầy trướng, chậm tiêu đặc biệt là tiêu chảy sau ăn. Nguyên nhân được dự đoán là do căng giãn đường mật, tổn thương ống mật, sót sỏi hoặc do rối loạn hoạt động của cơ vòng Oddi. Tình trạng này có thể thoáng qua hoặc kéo dài trong nhiều tháng gây nhiều bất tiện cho người bệnh.

2. Đau đớn và mệt mỏi: Đây là những tác dụng phụ thường gặp của bất kỳ phẫu thuật bụng nào. Nhằm giảm nhẹ cơn đau, người bệnh nên hạn chế vận động trong khoảng 2 ngày và dần trở lại hoạt động bình thường sau khoảng một tuần.

3. Tổn thương ống mật: Là biến chứng nghiêm trọng nhất của phẫu thuật nội soi, tổn thương ống mật có thể gây ra rò rỉ, giãn hay rách hẹp ống mật dẫn tới tổn thương gan. Để giảm thiểu tổn thương, bạn nên chụp X- quang đường mật trước khi phẫu thuật.

4. Những vấn đề tiêu hóa: Người bệnh có thể cảm thấy khó tiêu, đầy bụng khi ăn những thực phẩm chứa nhiều chất béo. Ngoài ra, các biến chứng về tiêu hóa sau khi mổ sỏi mật còn có thể gây ra tiêu chảy, táo bón…

5. Sỏi mật tái phát sau mổ: Nhiều người thường lầm tưởng mổ sỏi mật là đã khỏi bệnh nhưng thực tế sỏi vẫn có thể tái phát sau điều trị. Ước tính có đến 30 – 50% trường hợp tái phát sỏi sau mổ và đây cũng là khó khăn chung trong điều trị sỏi mật.

6. Nhiễm trùng: Tất cả các ca phẫu thuật đều tiềm ẩn nguy cơ nhiễm trùng nhưng thường xảy ra với tỷ lệ không cao.

Những rủi ro và biến chứng sau mổ sỏi mật chính là thử thách khó khăn mà người bệnh phải đối mặt khi được đưa vào phòng phẫu thuật. Nhằm ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm, bạn cần lên kế hoạch giúp giảm nhẹ các cơn đau, nhanh chóng hồi phục sức khỏe và dự phòng tái phát sỏi.

Giải pháp phòng tránh tái phát sau mổ

Mổ sỏi mật có giúp bạn trị hết bệnh?Chế độ ăn uống có ý nghĩa vô cùng quan trọng sau khi mổ sỏi mật

Để phòng tránh tái phát sỏi sau mổ, bạn nên lưu ý những điều cơ bản sau đây:

1. Xây dựng chế độ ăn sau mổ sỏi mật

Chế độ ăn uống có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với người bệnh sau khi mổ sỏi mật. Trong những ngày đầu, bạn chỉ nên ăn các món dễ tiêu như cháo, súp…. Hãy hạn chế các món giàu chất béo và các món chiên, xào…

Ngoài ra bạn nên ăn chín uống sôi và tẩy giun định kỳ 6 tháng/lần để tránh trường hợp vi khuẩn đường ruột đi lên đường mật tăng cơ hội tạo sỏi. Sau khi cơ thể đã dần hồi phục, bạn có thể lên một thực đơn tốt cho sức khỏe của người bệnh sỏi mật và cung cấp đầy đủ dinh dưỡng về lâu dài. Tuy nhiên trong chế độ ăn của bạn vẫn cần giảm các thực phẩm chứa nhiều cholesterol để ngăn ngừa sỏi tái phát.

2. Điều chỉnh lối sống lành mạnh

Bên cạnh chế độ dinh dưỡng sau mổ sỏi mật, bạn nên kết hợp với lối sống lành mạnh để tăng cường khả năng hồi phục và phòng ngừa sỏi phát triển.

• Tập thể dục: Bạn nên luyện tập thường xuyên các môn vừa sức để duy trì cân nặng và tăng cường sức khỏe như đi bộ, bơi lội, yoga…

• Đảm bảo chất lượng giấc ngủ: Bạn hãy cố gắng tập thói quen ngủ đúng giờ và đủ giấc. Giấc ngủ chất lượng sẽ giúp cơ thể bạn giảm stress và tăng cường sức đề kháng và phục hồi nhanh hơn.

Có khoảng 30 – 50% các trường hợp phát hiện tái phát sỏi đường mật sau phẫu thuật cắt túi mật, vì vậy bạn cần có chế độ ăn uống, lối sống lành mạnh và nên sử dụng thêm các sản phẩm hỗ trợ từ đông dược để ngăn ngừa sỏi mật tái xuất hiện.

3. Sử dụng thảo dược Đông y

Nếu như Tây y khó tác động vào căn nguyên sinh sỏi thì ngược lại nhiều thảo dược đông y lại có khả năng tác động toàn diện lên hệ thống gan mật. Đây là một lợi thế của việc chữa sỏi mật bằng Đông y nhờ quan điểm chữa bệnh tận gốc và ngăn ngừa biến chứng. Nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy, 8 thảo dược truyền thống Uất kim, Chi tử, Sài hồ, Hoàng bá, Nhân trần, Diệp hạ châu, Chỉ xác và Kim tiền thảo được sử dụng hàng nghìn năm trước mang lại tác dụng hữu ích trong việc điều trị bệnh sỏi mật.

Người bệnh có thể tìm thấy sự kết hợp của 8 thảo dược quý trong Kim Đởm Khang giúp thiết lập lại cân bằng cho hoạt động của toàn bộ hệ thống gan mật. Thực phẩm bảo vệ sức khỏe này không chỉ làm tăng khả năng tống xuất và bào mòn sỏi mật, mà còn giúp làm giảm triệu chứng đầy trướng, chậm tiêu… do bệnh sỏi mật và ngăn ngừa nguy cơ tái phát sỏi.

Sau 2 lần mổ sỏi mật, sức khỏe bà Nguyễn Thị Mạch (Chương Mỹ, Hà Nội) suy yếu đến mức bác sĩ phải dặn về nhà cố gắng chăm sóc chứ không nên mổ nữa. Người nhà mới cho bà dùng thử Kim Đởm Khang (*) thì thấy tình hình cải thiện hẳn. Anh Trong, con trai bà, chia sẻ: “Sau 1 tháng thì bác sĩ bảo vẫn còn sỏi bùn, dùng tiếp 4 tháng nữa thì siêu âm hết sạch sỏi. Sức khỏe bà tốt hơn, ăn được nhiều hơn và lên được đến 10 cân chứ trước đây thì ốm da bọc xương…”

Mặc dù, mổ sỏi mật được xem là một trong những phẫu thuật ngoại khoa không quá phức tạp, đến nay nhiều bệnh viện tuyến huyện cũng đã thực hiện được. Đây cũng chỉ là một lựa chọn bất đắc dĩ để phần nào ngăn ngừa được nguy cơ trước mắt chứ không phải là một giải pháp triệt để giúp bạn chữa trị căn bệnh này. Tuy nhiên, nếu bạn biết cách phòng tránh tái phát sau khi mổ sỏi mật thì bệnh tình sẽ ngày càng đẩy lùi!

(*) Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Thảo Viên | HELLO BACSI

Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:

  • Điều trị sỏi mật: Dễ hay khó là do chính bạn!
  • 7 dấu hiệu cảnh báo trẻ đã mắc bệnh sỏi mật
  • [Hỏi đáp bác sĩ] Bệnh Parkinson có nguy hiểm không?

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!