Cong vẹo cột sống là trình trạng cong của cột sống sang phía bên của trục cơ thể và vẹo xoay của các thân đốt sống theo trục của mặt phẳng ngang.
80% người bị cong vẹo cột sống không rõ nguyên nhân. Số còn lại có thể do cấu trúc bất thường trước khi sinh (bệnh thân nửa đốt sống bẩm sinh, xẹp đốt sống bẩm sinh, cứng đa khớp bẩm sinh), các nguyên nhân sau sinh như biến dạng xương sống do bệnh tật hoặc chấn thương, bệnh lý của cơ, hệ thần kinh, tư thế ngồi học sai, do ngắn 1 chân (chiều dài 2 chân không đều nhau làm lệch vẹo cột sống khi đứng, khi đi).
Việc chẩn đoán và đánh giá cong vẹo cột sống dựa vào khám bệnh, chụp X-quang cột sống, CT scan cột sống, MRI cột sống, và các cận lâm sàng khác giúp đánh giá những tình trạng bệnh khác kèm theo.
Đối với những trường hợp vẹo cột sống với góc vẹo trên 40 độ, ThS. Vũ Thị Tuyết Mai - Bộ Y tế khuyên người bệnh phải được can thiệp phẫu thuật: 'Hiện tiến bộ nhất là áp dụng ốc chân cung cho toàn bộ cấu hình nắn chỉnh vẹo cột sống và hàn xương sống sau với ghép tự thân (mào chậu).
Nắn chỉnh vẹo cột sống bằng phẫu thuật rất nguy hiểm khi trẻ đến muộn do chức năng hô hấp đã kém, độ vẹo quá lớn và chi phí dụng cụ mua của nước ngoài càng cao. Đối với trẻ quá nhỏ tuổi, điều trị phẫu thuật khó hơn vì còn tính đến sự tăng trưởng'.
>>Xem thêm: Hỏi đáp về bệnh cong vẹo cột sống
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!