ThS Vũ Thị Tuyết Mai: Lưu ý khi tập luyện ở người tiểu đường

Cần biết - 04/28/2024

Trong quá trình tập luyện, cơ bắp hút glucose để làm năng lượng, khiến gairm nồng độ glucose trong máu. ThS Vũ Thị Tuyết Mai sẽ nói rõ vấn đề này.

ThS Vũ Thị Tuyết Mai: Lưu ý khi tập luyện ở người tiểu đường

Trong điều trị bệnh tiểu đường, ngoài dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ thì người bệnh phải có chế độ ăn uống và tập luyện hợp lý để kiểm soát tốt đường huyết, giảm các biến chứng do bệnh gây nên.

ThS. Vũ Thị Tuyết Mai - Thạc sĩ y tế công cộng, bác sĩ đa khoa - Bộ Y tế, cho biết:

Tập luyện thể lực phù hợp, đều đặn hằng ngày, nhằm tăng sử dụng năng lượng có thể đem lại hiệu quả cao trong kiểm soát đường huyết, nâng cao chất lượng sống cho người bệnh.

Người mắc bệnh tiểu đường không nên tham gia những môn thể thao đòi hỏi nhiều sức lực như chạy, bơi, đá bóng, tập tạ... ngay cả khi họ mới mắc bệnh hoặc bệnh được kiểm soát tốt.

Bài tập phù hợp nhất cho người mắc bệnh tiểu đường là đi bộ hằng ngày khoảng 30 - 40 phút. Để tập luyện có hiệu quả, người bệnh nên chọn trang phục vừa vặn, đảm bảo đủ ấm; giày tập đúng kích cỡ và làm bằng chất liệu mềm; chọn nơi tập bằng phẳng, không gồ ghề, tránh gió lùa; trước khi tập phải khởi động nhẹ nhàng. Không nên tập khi quá đói hoặc quá no.

Khi tập luyện nếu cảm thấy mệt mỏi, hồi hộp, tăng tiết mồ hôi, run, tê môi, tê đầu lưỡi, nhức đầu, nôn,... thì phải ngưng tập ngay; nếu nghi ngờ hạ đường huyết thì nên ăn một chút bánh quy, vài chiếc kẹo hoặc sữa hay trái cây; sau đó nên đi khám bác sĩ để được tư vấn một chương trình tập hiệu quả, an toàn.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!