Thừa hoặc thiếu cân có thể dẫn đến xuất huyết âm đạo

Sống Khỏe - 12/22/2024

Xuất huyết âm đạo là tình trạng có máu chảy ra từ âm đạo. Bất kỳ trường hợp chảy máu âm đạo xảy ra trước tuổi dậy thì, khi mang thai, hoặc sau khi mãn kinh đều được xem là bất thường. Trong độ tuổi sinh sản, xuất huyết âm đạo thường là do chu …

Xuất huyết âm đạo là tình trạng có máu chảy ra từ âm đạo. Bất kỳ trường hợp chảy máu âm đạo xảy ra trước tuổi dậy thì, khi mang thai, hoặc sau khi mãn kinh đều được xem là bất thường.

Trong độ tuổi sinh sản, xuất huyết âm đạo thường là do chu kỳ kinh nguyệt, xảy ra trong 3 đến 7 ngày tùy cơ địa mỗi phụ nữ. Tuy nhiên, bất kỳ sự xuất huyết âm đạo nào không trong độ tuổi sinh con đều là dấu hiệu của bệnh phụ khoa hoặc rối loạn nào đó trong cơ thể. Nếu trong độ tuổi sinh con, bạn cũng có thể bị xuát huyết âm đạo do nhiều rối loạn khác nhau gây chảy máu hoặc do nguyệt san rối loạn khiến chảy máu không theo chu kỳ.

Làm thế nào biết được bạn bị xuất huyết âm đạo bất thường?

Thông thường, chu kỳ kinh nguyệt kéo dài từ 3-7 ngày và lặp lại sau mỗi 21 đến 35 ngày. Đối với bạn gái trong độ tuổi dậy thì, thời gian xuất huyết âm đạo có thể khác nhau và có thể lên tới 45 ngày. Chu kỳ kinh nguyệt có thể là bất thường nếu chúng:

  • Ra máu quá nhiều (dùng nhiều hơn 1 hoặc 2 tampon (băng vệ sinh dạng que) một giờ;
  • Thời gian ra máu kéo dài (hơn 7 ngày);
  • Chu kỳ quá thường xuyên (thường ít hơn 21 ngày một lần);
  • Chu kỳ quá xa (thường nhiều hơn 90 ngày một lần);
  • Ở mọi lứa tuổi, chảy máu kéo dài hoặc quá mức có thể dẫn đến thiếu sắt và thiếu máu.

Các nhóm tuổi nhất định bị xuất huyết âm đạo do nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên, trường hợp xuất huyết âm đạo ở trẻ em là dấu hiệu bất thường, phần lớn là do có vật thể trong âm đạo hoặc chấn thương.

Rối loạn chảy máu tử cung có nhiều khả năng xảy ra ở độ tuổi dậy thì khi chu kỳ kinh nguyệt mới bắt đầu hoặc ở phụ nữ cuối độ tuổi 40 khi chuẩn bị mãn kinh. Thỉnh thoảng, chảy máu âm đạo khi mang thai có thể xảy ra ở những phụ nữ vẫn chưa biết mình mang thai. Ung thư có thể gây chảy máu ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản, nhưng không phổ biến. Ở phụ nữ sau mãn kinh, ung thư cổ tử cung, ung thư âm hộ, hoặc ung thư nội mạc tử cung là nguyên nhân phổ biến gây ra xuất huyết âm đạo. Tuy nhiên, xuất huyết âm đạo cũng có thể liên quan đến sự mỏng đi hoặc dày lên của lớp niêm mạc tử cung theo độ tuổi.

Có thể có các triệu chứng và dấu hiệu khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.

Làm thế nào để tránh bị xuất huyết âm đạo bất thường?

Xuất huyết âm đạo có thể kiểm soát và phòng ngừa thông qua lối sống và thói quen sinh hoạt. Để phòng ngừa xuất huyết âm đạo bất thường, bạn nên lưu ý những thói quen lành mạnh được liệt kê dưới đây:

  • Duy trì cân nặng khỏe mạnh. Nếu bạn quá thừa cân hoặc thiếu cân sẽ dễ mắc phải các vấn đề về xuất huyết âm đạo bất thường;
  • Nếu bạn đang dùng thuốc tránh thai, hãy đảm bảo sử dụng chúng đúng hướng dẫn và cùng một thời điểm trong ngày;
  • Nếu bạn đang dùng các liệu pháp thay thế hormone, hãy luôn uống thuốc theo đúng hướng dẫn và cùng một thời điểm mỗi tháng;
  • Tập các bài tập thể dục giúp giảm stress. Stress có thể gây ra các tình trạng xuất huyết âm đạo bất thường;
  • Dùng thuốc kháng viêm không steroid (NSAID), như naproxen hoặc ibuprofen. NSAID có thể giảm tình trạng chảy máu kinh nguyệt bằng cách giảm prostaglandins (tiền liệt tuyến tố). Liều khuyến cáo của ibuprofen là 400 mg mỗi 6 giờ.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!