Chương trình Nói không với thực phẩm bẩn được phát sóng trên VTV, phóng viên trong vai người đi mua ruốc về bán xôi, phóng viên đã tìm đến chợ Mai Động, quận Hoàng Mai, Hà Nội– địa chỉ thường được các tiểu thương truyền tai nhau là nơi bán loại ruốc siêu rẻ với giá chỉ từ 12.000 đồng/lạng. Tìm đến cơ sở sản xuất ruốc siêu rẻ, chúng tôi đã nhận được những thông tin bất ngờ đến rùng mình về ruốc siêu rẻ.
Ruốc giá siêu rẻ trộn chất phụ gia lạ
Câu chuyện ruốc giá siêu rẻ được trộn bột lạ và chất tạo màu vẫn đang ám ảnh nhiều người tiêu dùng trong thời gian gần đây. Mỗi ngày, hàng trăm kg ruốc giá siêu rẻ được xuất xưởng và đem bán tại các khu chợ ở Hà Nội và các tỉnh lân cận. Khi đã được cho vào các hộp xôi, bát cháo hay những chiếc bánh mỳ, khó ai có thể biết được những loại ruốc đó được tạo ra như thế nào.
Đáng chú ý, phóng viên dễ dàng có thể nắm được thông tin không quá khó khăn nhưng trong một thời gian dài cơ quan chức năng tại địa phương lại không hề nắm được thông tin về tình trạng sơ chế và sản xuất ruốc không đảm bảo này.
Với sự vào cuộc của cơ quan chức năng, cùng trở lại các cơ sở sản xuất để theo dõi diễn biến của câu chuyện.
Cơ sở sản xuất ruốc giá siêu rẻ - Ảnh từ clip của VTV
Đoàn kiểm tra an toàn thực phẩm của xã Mễ Sở chỉ có duy nhất một thành viên là trưởng công an xã. Dường như biết trước có đoàn kiểm tra nên cơ sở này cũng đang được dọn dẹp sạch sẽ, mọi hoạt động sản xuất được tạm dừng với lý do mất điện.
Khi được hỏi về nguồn gốc và thành phần của loại ruốc giá siêu rẻ mà cơ sở này bán ra thị trường, thì chủ cơ sở khẳng định không có loại thuốc nào giá rẻ như vậy.
Chị Chu Thị Mến - chủ cơ sở sản xuất ruốc tại xã Mễ Sở, Văn Giang, Hưng Yên cho biết: Loại ruốc lợn ngon nhất mà chúng tôi bán là 250.000đồng/kg, còn gà cay bán lẻ là 160.000đồng/kg còn không có loại nào rẻ hơn và cam đoan là không hề có phụ gia.
Tuy nhiên, khi được hỏi về thành phần của loại ruốc được bán với giá 100000 đồng/kg thì chị Mến cho hay: Ruốc đó thành phần chỉ có ruốc không hề có phụ gia nhưng nếu là hàng ngon thì cho ít nắm muối, còn hàng rẻ tiền thì cho “cân đường, cân muối”.
Dù chất bột, chất tạo màu được trộn cùng ruốc đã được camera giấu kín ghi không được thể hiện trên nhãn mác, bao bì sản phẩm của cơ sở này. Thế nhưng nguồn gốc của loại thịt giá rẻ được sử dụng để làm ruốc có đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm không thì chủ cơ sở cũng không chứng minh được.
Trên mác của sản phẩm không hề có ghi có chứa chất phụ gia trộn vào như đã ghi được trước đó từ camera.
Cách đó không xa, tại một cơ sở sơ chế ruốc giá siêu rẻ, chủ cơ sở cho biết toàn bộ nguyên liệu được nhập từ một cơ sở sản xuất phía Nam. Dù trong hợp đồng mua bán quy định rõ không được phép bóc mở bao bì, tháo dỡ tem nhãn của sản phẩm trước khi đem bán cho khách hàng, tuy nhiên. Tuy nhiên, khi hàng về thì tất cả các túi ruốc được nhập về cơ sở này đều được tháo ra để trộn thêm chất phụ gia lạ. Khi được hỏi, chủ cơ sở cũng không giải thích được tác dụng của chất này.
Chị Dương Thị Hoa - chủ cơ sở sản xuất ruốc tại xã Mễ Sở, Văn Giang, Hưng Yên cho biết đây chỉ là... bột mì và giải thích cho việc trộn thêm “bột lạ” vào ruốc, chủ cơ sở cho biết là do có khách hàng thích và yêu cầu cho thêm vào (?) nhưng lại không thể giải thích tác dụng của loại bột này.
Thực phẩm bẩn: Thâm nhập cơ sở sản xuất ruốc trộn bột giá siêu rẻ (kỳ 2)
Thực phẩm bẩn: Giật mình công nghệ sản xuất nem chua rán tẩm hóa chất (kỳ 1)
Chế độ ăn 3 bữa 1 ngày có phải là tốt?
Liệu trứng có tốt cho sức khỏe?
Lượng đường trong cơ thể bao nhiêu là vừa phải ?
Ruốc nhập về chỉ có giá 70.000 đồng/kg, tuy nhiên, sau khi qua tay cơ sở này, ruốc đã được bán với giá hơn 100.000 đồng/kg, thậm chí ruốc gà sau khi nhuộm màu cũng được bán với giá bằng ruốc lợn.
Lý giải cho việc tại sao phải nhuộm màu làm giả ruốc gà thành ruốc lợn, chủ cơ sở cho hay đó là do khách yêu cầu.
Khi được hỏi về việc chính quyền có tiến hành kiểm tra đột xuất hay không? Ông Nguyễn Đông Bình - chủ tịch UBND xã Mễ Sở, Văn Giang, Hưng Yên cho hay không việc kiểm tra đột xuất tại các cơ sở sản xuất ruốc tại địa phương.
Mỗi ngày, hàng trăm kg ruốc siêu rẻ được sản xuất tại các cơ sở này được đem bán tại khu chợ ở Hà Nội và các tỉnh ân cận. Khi được cho vào các hộp xôi, bát cháo hay những chiếc bánh mì thì khó ai có thể biết được các loại ruốc này được tạo ra như thế nào?
Qua một vài câu hỏi trên chắc người tiêu dùng cũng dễ dàng biết được sự thật. Là người tiêu dùng thông minh hãy luôn tỉnh táo và lựa chọn cho mình những thực phẩm an toàn.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!