Huyết áp thấp là căn bệnh có thể lặp đi lặp lại và khá nguy hiểm đối với người bệnh. Một trong những cách giúp ngăn ngừa và điều trị bệnh huyết áp thấp tốt nhất là thực hiện một chế độ ăn uống hợp lý.
Chế độ ăn uống của bạn có vai trò quan trọng trong việc điều trị chứng hạ huyết áp hiệu quả và giúp duy trì huyết áp ở mức ổn định. Tụt huyết áp là sự giảm huyết áp đột ngột – nguyên nhân chính gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe của bạn.
Thông thường, người mắc chứng huyết áp thấp nên giảm dùng các đồ uống có cồn và thức ăn giàu carbohydrate. Sau đây là một số loại thực phẩm rất tốt cho những người mắc chứng huyết áp thấp.
1. Nho khô
Nho khô được xem là một loại thực phẩm tuyệt vời để điều trị chứng huyết áp thấp. Loại thực phẩm này giúp duy trì huyết áp trong giới hạn bình thường bằng cách hỗ trợ chức năng của tuyến thượng thận – trung tâm điều hòa huyết áp của cơ thể.
Bạn có thể ngâm khoảng 30–40 quả nho khô trong một cốc nước qua đêm và ăn chúng vào buổi sáng khi bụng đói. Thực hiện theo phương pháp tự nhiên này trong ít nhất một tháng, tình trạng huyết áp của bạn sẽ được cải thiện đáng kể.
2. Sữa và quả hạnh
Đây cũng là phương pháp điều trị truyền thống giúp kiểm soát mức huyết áp ở bệnh nhân mắc chứng huyết áp thấp. Bạn hãy ngâm 4–5 quả hạnh trong nước qua đêm, bóc vỏ vào sáng hôm sau và nghiền nhuyễn ra, sau đó cho thêm một cốc sữa đã đun sôi vào và uống mỗi buổi sáng. Điều này sẽ giúp huyết áp của bạn ổn định hơn trong vài tuần.
3. Cà rốt
Nước ép cà rốt có thể giúp máu lưu thông tốt hơn và điều chỉnh ổn định chỉ số huyết áp của bạn. Bạn hãy thêm hai muỗng canh mật ong vào cốc nước ép cà rốt, uống khi đói hai lần một ngày (sáng và tối) để có thể đem lại kết quả tốt nhất.
4. Muối
Muối giúp điều trị chứng huyết áp thấp bởi vì hàm lượng natri có trong muối có thể làm tăng huyết áp. Tuy nhiên, bạn cần thận trọng khi dùng muối vì tình trạng dư thừa muối trong cơ thể có thể dẫn đến những căn bệnh khác.
5. Húng quế
Lá húng quế chứa kali, magiê, vitamin C và vitamin B5 (pantothenic acid), có hiệu quả để kiểm soát huyết áp ở bệnh nhân hạ huyết áp. Bạn có thể nhai 4 –5 lá húng vào mỗi buổi sáng hoặc uống một thìa cà phê chiết xuất từ húng quế với mật ong hàng ngày khi bụng đói.
6. Chanh
Nước chanh có hiệu quả cao trong việc điều trị chứng huyết áp thấp do mất nước. Các chất chống oxy hóa có trong chanh có thể điều hòa tuần hoàn máu và duy trì huyết áp. Nếu bạn cảm thấy mệt mỏi do giảm huyết áp, hãy uống một ly nước chanh pha với một ít đường và muối để điều chỉnh huyết áp của bạn.
7. Tỏi
Tỏi có chứa một hợp chất giúp ổn định huyết áp và đem lại với các lợi ích sức khỏe khác cho cơ thể. Bạn có thể ăn 2 tép tỏi sống trước khi đi ngủ 1 giờ hoặc thêm vào khi chế biến các món ăn hàng ngày.
8. Rễ cam thảo
Gốc và rễ cam thảo là một phương thuốc hiệu quả giúp ổn định tình trạng huyết áp thấp do nồng độ cortisol trong máu thấp (stress hormone). Một số hợp chất có trong cam thảo giúp ngăn chặn sự phát triển của enzyme gây phân hủy cortisol. Bạn có thể cho một ít rễ cam thảo khô hoặc bột cam thảo vào một tách nước sôi, lọc và uống loại trà này hàng ngày để cải thiện bệnh huyết áp thấp.
9. Thực phẩm chứa caffeine
Từ lâu, người ta đã phát hiện ra rằng các loại thực phẩm chứa caffeine như cà phê, trà, sô-cô-la nóng và các loại đồ uống có chứa caffeine khác có thể làm tăng huyết áp tạm thời. Cơ chế làm tăng huyết áp của những loại thực phẩm này vẫn chưa rõ, nhưng nhiều nghiên cứu cho thấy chúng có thể ngăn chặn các hormone gây giãn động mạch hoặc kích thích giải phóng adrenaline trong cơ thể.
Nếu bị tụt huyết áp thường xuyên, bạn có thể uống một tách cà phê đen vào buổi sáng hoặc sau bữa ăn để ổn định huyết áp. Tuy nhiên, bạn nên hạn chế sử dụng những loại thực phẩm này vào ban đêm bởi chúng có thể gây mất ngủ.
Huyết áp thấp là một trong những căn bệnh thời đại, có thể đe dọa đến tính mạng của người bệnh. Vì vậy, bạn hãy tạo cho mình thói quen ăn uống lành mạnh để giúp điều trị và phòng ngừa tình trạng tụt huyết áp bạn nhé.
Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:
- Các bài thuốc tự nhiên giúp điều trị huyết áp thấp tại nhà
- Dấu hiệu nhận biết hạ huyết áp và cách điều trị
- Những điều bạn cần biết về bệnh huyết áp thấp (Phần 1)
- Những điều bạn cần biết về bệnh huyết áp thấp (Phần 2)
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!