Tiêm chủng 2019: Các loại vắc xin theo độ tuổi cho cả gia đình

Sơ cứu & Phòng ngừa - 12/06/2024

Nếu bạn đi tiêm chủng vắc xin sớm, đa số các căn bệnh truyền nhiễm đều hoàn toàn có thể phòng ngừa hiệu quả.

Thông tin về những dịch bệnh đang diễn ra khiến bạn lo lắng về sức khỏe của người thân trong gia đình? Nếu bạn đi tiêm chủng vắc xin sớm, đa số các bệnh truyền nhiễm này đều hoàn toàn có thể phòng ngừa hiệu quả.

Để bảo vệ sức khỏe của cả gia đình, bạn có thể tham khảo thông tin tiêm chủng cập nhật vào tháng 5/2019 để cân nhắc. Hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu các loại vắc xin theo từng độ tuổi để có thể bổ sung các mũi tiêm chủng còn thiếu nhé!

Tiêm chủng cho trẻ sơ sinh 0 – 6 tháng tuổi

Tiêm chủng 2019: Các loại vắc xin theo độ tuổi cho cả gia đình

googletag.cmd.push(function() { googletag.display('div-gpt-ad-1556806654315-0'); });

googletag.cmd.push(function() { googletag.display('div-gpt-ad-1556806741740-0'); });

Giai đoạn 6 tháng đầu đời là thời điểm trẻ cần được tiêm chủng nhiều mũi vắc xin để phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Trong nhiều năm, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã nghiên cứu và thiết lập quy trình tiêm các loại vắc xin cho trẻ sơ sinh sao cho an toàn và hiệu quả nhất.

WHO cũng tạo điều kiện hỗ trợ tiêm chủng miễn phí các mũi vắc xin thiết yếu nhất cho các nước đang phát triển để trẻ em không bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh. Thông tin và những lưu ý cụ thể về từng loại vắc xin được chia sẻ trong bảng dưới đây.

Lưu ý:Bạn nên lưu ý màu sắc của tên vắc xin.

  • Màu đỏ: Vắc xin bắt buộc
  • Màu xanh: Vắc xin nên tiêm
  • Màu đen: Vắc xin có thể cân nhắc tiêm nếu cần

Tiêm chủng 2019: Các loại vắc xin theo độ tuổi cho cả gia đình

Tiêm chủng 2019: Các loại vắc xin theo độ tuổi cho cả gia đình

Tiêm chủng 2019: Các loại vắc xin theo độ tuổi cho cả gia đình

Tiêm chủng 2019: Các loại vắc xin theo độ tuổi cho cả gia đình

Tiêm chủng 2019: Các loại vắc xin theo độ tuổi cho cả gia đình

Trẻ cần được tư vấn tiêm chủng bởi các nhân viên y tế có chuyên môn trước khi tiêm. Nếu bị trễ mũi, quên mũi tiêm, bạn cần gặp bác sĩ để được tư vấn tiêm chủng và kế hoạch tiêm bù phù hợp.


Tiêm chủng cho trẻ sơ sinh 6 tháng – 9 tuổi

Tiêm chủng 2019: Các loại vắc xin theo độ tuổi cho cả gia đình

Ở giai đoạn 6 tháng – 9 tuổi, trẻ sẽ tiếp xúc với môi trường bên ngoài nhiều hơn do đi trẻ, đi học. Thông tin tiêm chủng và những lưu ý cụ thể về từng loại vắc xin cho độ tuổi này như sau:

Lưu ý:Bạn nên lưu ý màu sắc của tên vắc xin.

  • Màu đỏ: Vắc xin bắt buộc
  • Màu xanh: Vắc xin nên tiêm
  • Màu đen: Vắc xin có thể cân nhắc tiêm nếu cần

Tiêm chủng 2019: Các loại vắc xin theo độ tuổi cho cả gia đình

Tiêm chủng 2019: Các loại vắc xin theo độ tuổi cho cả gia đình

Tiêm chủng 2019: Các loại vắc xin theo độ tuổi cho cả gia đình

Tiêm chủng 2019: Các loại vắc xin theo độ tuổi cho cả gia đình

Tiêm chủng 2019: Các loại vắc xin theo độ tuổi cho cả gia đình

Tiêm chủng cho trẻ thanh thiếu niên 9 – 18 tuổi

Tiêm chủng 2019: Các loại vắc xin theo độ tuổi cho cả gia đình

Ở độ tuổi 9 – 18, trẻ đã được tiêm chủng các loại vắc xin thiết yếu. Tuy nhiên, cha mẹ nên kiểm tra sổ tiêm và thường xuyên cập nhật tình hình dịch bệnh cũng như các loại vắc xin mới để tiêm bổ sung nếu cần.

Ở độ tuổi này, phụ huynh nên xem xét và lưu ý tiêm chủng trẻ còn chưa tiêm hoặc chưa hoàn thành do trẻ ốm. Các mũi tiêm bao gồm:

• Vắc xin ngừa ung thư cổ tử cung (Gardasil hoặc Cervarix): Cho nữ từ 9 – 27 tuổi, nên được tiêm trước khi có quan hệ tình dục lần đầu tiên.

• Vắc xin ngừa viêm não Nhật Bản B (mũi nhắc lại): Cứ 3 năm tiêm nhắc lại 1 lần cho tới khi trẻ 15 tuổi.

• Vắc xin phòng bệnh cúm mùa: Tiêm nhắc lại hàng năm vào mỗi mùa cúm.

Tiêm chủng cho người trưởng thành 18 – 64 tuổi

Tiêm chủng 2019: Các loại vắc xin theo độ tuổi cho cả gia đình

Độ tuổi 18 – 64 là giai đoạn cả nam và nữ trong độ tuổi sinh sản, lập gia đình và chăm sóc con, cháu nhỏ. Vì vậy, bạn cần lưu tâm tới vấn đề tiêm chủng trước, trong thời gian mang thai và chăm sóc con nhỏ để bảo vệ sức khỏe cho bé, tránh bị lây lan bệnh từ các thành viên trong gia đình.

Hơn 20 năm trước, y tế chưa phát triển như bây giờ nên rất nhiều người ở độ tuổi trưởng thành chưa được tiêm chủng vắc xin phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Vì vậy, người ở độ tuổi này nên tìm hiểu để tiêm bổ sung, bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình.

Các mũi tiêm chủng cho phụ nữ ở độ tuổi trưởng thành

Tiêm chủng 2019: Các loại vắc xin theo độ tuổi cho cả gia đình

Sức khỏe của mẹ là yếu tố tiên quyết để con phát triển khỏe mạnh, toàn diện. Bạn nên tìm hiểu về các mũi tiêm phòng trước khi cưới, các mũi tiêm phòng trước khi mang thai và trong khi mang thai để đảm bảo sức khỏe tốt trong suốt thai kỳ và sau sinh. Các mũi tiêm chủng phụ nữ ở độ tuổi trưởng thành bao gồm:

Các mũi tiêm phòng trước khi cưới

– Tiêm chủng phòng ngừa ung thư cổ tử cung.

– Tiêm chủng phòng ngừa bệnh thủy đậu bằng vắc xin Varivax.

– Tiêm chủng phòng ngừa bệnh cúm mùa do Influenza bằng vắc xin Vaxigrip.

– Tiêm chủng phòng ngừa viêm gan B nếu bạn chưa mắc phải viêm gan B và chưa tiêm trước đó.

– Tiêm chủng phòng ngừa 3 bệnh bao gồm sởi, quai bị, rubella bằng vắc xin tổng hợp 3 trong 1 có tên MMR. Đây là những bệnh truyền nhiễm có nguy cơ gây ảnh hưởng lớn tới thai nhi, vì thế nên tiêm MMR trước khi có thai 3 tháng trở lên (tối thiểu 1 tháng), tiêm 1 mũi.

Nếu bạn dưới 27 tuổi và chưa tiêm vắc xin, chưa có quan hệ tình dục thì nên tiêm vắc xin để ngăn ngừa lây nhiễm HPV.

Bạn có thể tìm hiểu thêm:Các mũi tiêm phòng trước khi cưới bạn nên biết

Các mũi tiêm phòng khi mang thai

Tiêm chủng phòng ngừa viêm gan B: Nếu chưa tiêm vắc xin ngừa viêm gan B Engerix-B, bạn có thể tiêm trong thời gian mang thai.

Tiêm chủng phòng ngừa uốn ván: Tiêm vắc xin ngừa uốn ván trong thai kỳ giúp tạo kháng thể cho mẹ, bé để đề phòng uốn ván sau sinh cho mẹ và uốn ván cuống rốn cho con. Nên tiêm 2 mũi cách nhau 1 tháng, mũi 2 tiêm trước khi sinh tối thiểu 1 tháng.

Bạn có thể tìm hiểu thêm:Tiêm phòng khi mang thai, liều thuốc nhỏ hiệu quả lớn!

Các mũi tiêm chủng cho nam giới ở độ tuổi trưởng thành

Tiêm chủng 2019: Các loại vắc xin theo độ tuổi cho cả gia đình

Nam giới không trải qua thời kỳ mang thai nhưng khi làm bố cũng là người gần gũi trẻ sơ sinh. Trong 1 năm đầu đời trẻ sơ sinh có hệ miễn dịch yếu và chưa được tiêm chủng ngừa bệnh. Vì vậy, người bố cũng nên xem xét tiêm phòng ngừa các bệnh trước khi có con:

  • Sởi, quai bị, rubella
  • Thủy đậu
  • Viêm gan B

Tiêm chủng cho người trên 65 tuổi

Tiêm chủng 2019: Các loại vắc xin theo độ tuổi cho cả gia đình

Cũng giống như trẻ nhỏ, người cao tuổi trên 65 tuổi có hệ miễn dịch yếu nên dễ mắc phải các bệnh truyền nhiễm. Bạn nên lưu ý chăm sóc và tiêm chủng cho người thân trên 65 tuổi các mũi vắc xin cần thiết để bảo vệ sức khỏe bao gồm:

– Tiêm chủng phòng ngừa bệnh thủy đậu

– Tiêm chủng phòng ngừa bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván bằng vắc xin DPT

– Tiêm chủng phòng ngừa viêm não, viêm tai giữa do phế cầu

– Tiêm chủng phòng ngừa cúm mùa do Influenza. Tổ chức Y tế Thế giới WHO và CDC khuyến cáo người trên 65 tuổi nên tiêm vắc xin ngừa cúm hàng năm trước mùa cúm, vì độ tuổi cao dễ mắc bệnh và các biến chứng nguy hiểm thậm chí dẫn đến tử vong.

Ngoài ra nếu người trên 65 tuổi thường xuyên nằm viện hoặc có tình trạng sức khỏe, lối sống không tốt nên được tiêm ngừa các bệnh:

  • Viêm gan A
  • Viêm gan B
  • Các bệnh do Hib
  • Viêm não mô cầu
  • Sởi, quai bị, rubella

Tiêm chủng khẩn cấp khi gặp yếu tố nguy cơ

Tiêm chủng 2019: Các loại vắc xin theo độ tuổi cho cả gia đình

Ngoài các mũi tiêm chủng cần thiết cho mỗi độ tuổi nêu trên, bạn cần lưu ý tiêm phòng khẩn cấp cho bản thân và người thân trong gia đình để phòng ngừa bệnh dại và bệnh uốn ván.

Tiêm chủng vắc xin phòng dại khẩn cấp

Nếu bị chó, mèo cắn, bạn cần theo dõi xem chúng có các biểu hiện lạ giống bệnh dại hay không. Trong trường hợp bị chó mèo lạ cắn, không thể theo dõi, bạn cần làm sạch vết thương và tiêm phòng dại ngay sau khi phơi nhiễm theo hướng dẫn cho từng độ tuổi. Vắc xin dại thường được sử dụng chung với globulin miễn dịch bệnh dại để nhanh chóng phát triển kháng thể đặc trị.

Liều tiêm vắc xin phòng dại tùy thuộc vào từng độ tuổi, thường tiêm 3 mũi vào ngày 0, 7, 28. Ngoài ra có thể tiêm mũi 3 vào ngày 21 hoặc tiêm liều tăng cường nếu cần.

Bạn có thể tìm hiểu thêm:Vắc-xin bệnh dại là gì?

Tiêm chủng vắc xin phòng uốn ván khẩn cấp

Nếu bị vết thương hở như đạp đinh, ngã gây trầy xước, bị thương… bạn cần đến cơ sở y tế xử lý vết thương để tránh nhiễm trùng. Nếu đã tiêm uốn ván quá 10 năm trước hoặc không nhớ tiêm uốn ván chưa, bạn cần đến cơ sở y tế xin tư vấn và tiêm ngừa uốn ván kịp thời theo hướng dẫn của nhân viên y tế. Uốn ván do vết thương hở là bệnh có nhiều người mắc phải ở nước ta và có tỷ lệ tử vong, biến chứng cao.

Tiêm chủng là một trong những việc làm cần thiết để bảo vệ sức khỏe cho chính bạn và người thân. Vì thế, bạn hãy cập nhật thông tin về các mũi tiêm chủng thường xuyên để luôn cảm thấy an tâm nhé!

Hồng Nhung | HELLO BACSI

Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:

  • Bạn nên làm gì khi sổ tiêm chủng của con bị mất?
  • Tác hại không ngờ khi trì hoãn tiêm chủng cho trẻ
  • Danh sách 10 bệnh truyền nhiễm ở trẻ bắt buộc tiêm chủng

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!