Tiêm phòng lao là việc làm cần thiết trong phòng ngừa bệnh lao cho trẻ. Phương pháp này tạo sự miễn dịch chủ động cho cơ thể, đặc biệt với vi khuẩn lao. Để biết được vắc xin đã có tác dụng trong cơ thể, người ta thường dựa vào vết sẹo ở vị trí tiêm. Vậy tiêm phòng lao bao lâu thì có sẹo? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây.
Tầm quan trọng của việc tiêm phòng lao cho trẻ
Bệnh lao là bệnh nhiễm từ một loại vi khuẩn tấn công và hủy hoại các mô cơ thể. Vi khuẩn này có tên là Mycobacterium Tuberculosis và lây truyền qua không khí. Bệnh lao có thể dễ dàng lây từ người này sang người khác và người bệnh có nguy cơ tử vong cao nếu không được chữa trị kịp thời. Chính vì vậy, trên toàn thế giới đã phổ biến các dịch vụ tiêm phòng lao nhằm hạn chế tối đa các trường hợp bị bệnh lao.
Theo các bác sĩ, để đạt được hiệu quả phòng bệnh cao nhất, người mẹ nên cho trẻ đi tiêm phòng ở tuần thứ 2 hoặc thứ 3 sau khi sinh. Sau khi tiêm phòng lao, trẻ thường có những phản ứng như: sốt, mưng mủ và lâu dần sẽ có sẹo ở vết tiêm. Người mẹ không cần quá lo lắng bởi những triệu chứng trên là bình thường, đó là cách chứng minh cơ thể trẻ có phản ứng với vắc xin và sẽ tự hết sau khoảng thời gian ngắn.
Tiêm phòng lao sau bao lâu thì có sẹo?
Thông thường, sau khi tiêm phòng lao sẽ có diễn biến như sau:
- Nốt tiêm sẽ tiêu đi sau 1 đến 2 ngày sau khi tiêm
- Sau 3 đến 4 tuần sẽ thấy cục nhỏ nổi lên tại vùng bị tiêm rồi to dần, mặt da sưng bóng đỏ
- 6 tuần xuất hiện một lỗ rò tiết dịch trong 2 đến 3 tuần rồi làm vẩy
- Tuần thứ 9 – 10 hình thành vòng tròn khoảng 5 đến 6mm, xung quanh có quầng màu đỏ, vài tuần vẩy rụng đi dần thành sẹo. Sẹo có màu trắng và hơi lõm so với bề mặt da.
Bên cạnh đó, có những trường hợp trẻ đã tiêm phòng lao đúng lịch sinh, sau 3 tháng chưa thấy sẹo thì người mẹ cần đưa trẻ đến các trung tâm y tế để kiểm tra xem vắc xin đã có tác dụng hay chưa, nếu chưa tạo được miễn dịch cho cơ thể thì nên tiêm phòng lại.
Những lưu ý khi tiêm phòng lao cho trẻ
Trước khi tiêm phòng lao, cha mẹ nên vệ sinh thân thể cho trẻ, không nên cho bé bú quá no nhưng cũng đừng để bé đói, báo với bác sĩ các bệnh và triệu chứng đang mắc phải của trẻ.
Những trường hợp không nên tiêm phòng cho trẻ:
- Trẻ đang bị sốt
- Trẻ mắc bệnh nhiễm khuẩn cấp tính (viêm phổi, thương hàn, sởi,...)
- Trẻ vừa khỏi bệnh nhưng chưa hồi sức
- Trẻ bị các bệnh ngoài da
- Trẻ sinh non, yếu và thiếu cân.
Bí quyết ăn uống giúp bé phòng ngừa giun sán hiệu quả
Các khoa của Bệnh viện Nhi Trung ương bạn cần biết
Trẻ 3 tháng tuổi có tiêm phòng lao được không?
Các bệnh giao mùa thường gặp ở trẻ và cách phòng tránh
Xét nghiệm tổng quát dành cho trẻ dưới 16 tuổi theo dõi và phát hiện mầm bệnh
Sau khi tiêm cần để bác sĩ theo dõi trẻ trong khoảng 30 phút. Tiếp tục theo dõi tình trạng của trẻ ở những ngày tiếp theo khi ở nhà. Nếu phát hiện những biểu hiện sau đây thì cha mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế kịp thời:
- Sốt cao trên 38.5 độ, cho bé uống thuốc hạ sốt mà vẫn không giảm
- Các triệu chứng: sốt, sưng đau, quấy khóc, bú kém,... kéo dài.
- Trẻ bị co giật
- Tím tái và mất ý thức
- Nổi phát ban,...
Tiêm phòng lao sẽ giúp trẻ tránh khỏi các vi khuẩn bệnh lao, tuy nhiên cha mẹ cũng nên tránh để trẻ tiếp xúc với những người bị bệnh để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho con mình. Hy vọng những thông tin trên đã giải đáp được thắc mắc về tiêm phòng lao cho bạn đọc.
Xem thêm:
- Trẻ từ sơ sinh đến hai tuổi cần tiêm phòng như thế nào?
- Trẻ bị đi ngoài có tiêm phòng được không?
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!