Giun sán là một loại ký sinh trùng có khả năng sinh sôi và nảy nở từ bắt nguồn từ những thực phẩm chúng ta ăn hàng ngày. Để phòng tránh cũng như trị sạch giun sán cho bé, cha mẹ cần lưu ý chế độ ăn hàng ngày phải đảm bảo vệ sinh và an toàn thực phẩm. Sau đây danh sách các thực phẩm phòng ngừa giun sán vô cùng hiệu quả dành cho bé.
1. Cà rốt
Tinh dầu của cà rốt có tác dụng tẩy giun rất tốt. Uống nước ép cà rốt hoặc ăn cà rốt mỗi ngày sẽ giúp cho bé tránh nguy cơ mắc bệnh giun sán hiệu quả.
2. Đu đủ
Đu đủ là một loại quả không thể thiếu khi nhắc tới các thực phẩm phòng ngừa giun sán hiệu quả. Đu đủ là loại quả vô cùng bổ dưỡng, với nguồn dồi dào các chất chống oxy hóa và các vitamin, khoáng chất khác nhau, đây là một thực phẩm có tác dụng tích cực đối với hệ tiêu hóa cũng như phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh giun sán.
4. Hạt bí ngô
Trong hạt bí ngô có chứa các axit amin, axit béo không bão hòa, carbohydrate và nhiều vitamin B, C, D, E, K cùng các khoáng chất canxi, kali, phốt pho giúp điều trị ký sinh trùng như giun, sán hiệu quả.
5. Trâm bầu
Theo Y học cổ truyền, cây trâm bầu được coi là một bài thuốc trị giun đũa hiểu quả. Trâm bài có tác dụng tẩy giun mà không gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bé. Mẹ có thể nghiền một ít hạt trâm bầu với lá mơ tập thể và hấp chín tới, sau đó cho bé ăn ngày 1 lần trong vòng 3-5 ngày để có tác dụng tốt nhất.
6. Rau sam
Rau sam là một món ăn ngon bổ dưỡng quen thuộc đối với nhiều gia đình và còn là một thực phẩm phòng ngừa giun sán hiệu quả. Khi bé bị giun, sán, mẹ chỉ cần nghiền rau sam chắt nước cho bé uống trong vòng 3-5 ngày để trị sạch giun.
7. Bồ công anh
Tác dụng của bồ công anh đó là trục xuất giun sán ra khỏi cơ thể và sẽ phát huy được tác dụng tốt nhất khi kết hợp với bí đỏ.
8. Cây sử quân tử
Cây sử quân tử còn có tên gọi khác là cây quả giun, dây giun, quả nấc có tác dụng để tẩy giun đũa. Khi bé bị giun đũa, mẹ hãy nghiền hạt sử quân thành bột, cho trẻ uống từ 5-10g và cho bé uống liên tục trong 3 ngày vào buổi sáng.
Ngoài ra, để phòng chống nguy cơ bị giun sán, mẹ cần phải phải theo dõi sát sao các sinh hoạt thường ngày của bé, hạn chế nguy cơ bị nhiễm bệnh từ giun, sán và các lại ký sinh trùng khác. Cha mẹ cần lưu ý:
Cho bé tẩy giun định kỳ. Cần tập thói quen tẩy giun định kỳ cho bé, tối thiểu là 6 tháng một lần.
Chống phát tán mầm bệnh, tăng cường vệ sinh môi trường
Giữ gìn nhà cửa và môi trường sống sạch sẽ
Không ăn thức ăn sống, thức ăn chưa được nấu chín, thức ăn ôi thiu.
- Rửa sạch tay và thức ăn trước khi ăn và chế biến
4 căn bệnh nguy hiểm khởi phát từ thức ăn đường phố
Ẩm thực đường phố 'ổ vi khuẩn' đe dọa khủng khiếp sức khỏe con người
Lưu ý khi dùng thuốc tẩy giun, ai cũng cần phải biết
Bất ngờ trước lợi ích của nước mía cho trẻ ăn dặm
Trẻ 1 tuổi nên ăn những loại cháo nào thì tốt?
Đối với những loại rau, củ quả, phải ngâm muối và gọt sạch vỏ trước khi cho bé ăn
Đảm bảo nguồn nước sạch dùng cho gia đình
Giữ vệ sinh cá nhân cho bé sạch sẽ. Không để bé nghịch bẩn, thường xuyên tắm rửa cho bé.
Không cho bé bò lê la dưới đất.
Bảo vệ bé tránh xa khỏi môi trường độc hại, bẩn thỉu, có nhiều phân gia cầm, gia súc.
Bảo vệ trẻ em khỏi nguy cơ mắc bệnh giun sán là bảo vệ sức khỏe và hướng đến sự phát triển toàn diện cho bé. Mỗi bậc cha mẹ cần luôn ý thức được các bệnh lây nhiễm từ các loại giun, sán và ký sinh trùng để có những biện pháp bảo vệ con mình phòng tránh khỏi những căn bệnh đó.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!